THÁNH GIULIANÔ EYMARD (TÔNG ĐỒ THÁNH THỂ)

TIẾNG KHÓC CHÀO ĐỜI VÀ TUỔI THƠ ẤU
Phêrô Giulianô Eymar, vị đại tông đồ thánh thể của thế kỷ 19, cất tiếng khóc
chào đời ngày 4 tháng 2 năm 1811 tại La Mure d’ Ise’re, một làng nhỏ thuộc
Giáo Phận Grenoble, nước Pháp. Thân phụ ngài là ông Giulianô Eymard, một
người công giáo sốt sắng thuộc giai cấp trung lưu, một giai cấp bị ảnh nhưởng
nặng nề nhất của cuộc Cách Mạng Pháp. Tuy nhiên, nhờ Đúc tin xâu xa và mạnh
mẽ, ông Giulianô Eymard vẫn bảo tồn được mọi truyền thống tốt đẹp và nề nếp
gia đình khỏi những ảnh hưởng tai hại của cuộc Cách Mạng này.
Thân mẫu của Phêrô Giulianô là bà Maria Madalena Pelorse. Bà không những là
người mẹ hiền, mà là một gương mẫu tuyệt hảo cho Phêrô Giulianô về lòng sùng
kính Phép Thánh Thể. Bà sinh được 4 người con, và trước khi chúng chào đời,
bà đều hiến dâng tất cả cho Chúa. Ba người con đầu thì Chúa sớm gọi về Thiên
Đàng ngay từ thuở thơ ấu. Còn Phêrô Giulianô là con út thì Chúa lư lại tràn gian
để làm dụng cụ phát động lòng sùng kính Phép Thánh Thể., một phương dược để
trị căn bệnh thời đại. Trong lúc cưu mang Phêrô Giulianô, bà Eymard thường
đến nhà thờ viếng Thánh Thể và dâng hiến con cho Chúa ẩn thân trong nhà tạm.
Sau khi sanh Phêrô Giulianô, mỗi khi nghe chuông nhà thờ báo hiệu chầu Phép
Lành Mình Thánh Chúa, bà lại vội ẵm con thơ đến nhà thờ chầu Chúa và lặp lại
lời hiến dâng con cho Người. Khi vừa biết đi, Phêrô Giulianô hằng ngày theo mẹ
đến nhà thờ viếng Thánh Thể. Nhiều lần bà ở lại nhà thờ khá lâu, nhưng dù lâu
bao nhiêu đi nữa, Phêrô Giulianô cũng không bao giờ đòi về. Khi có thể tự mình
đi tới nhà thờ được, cậu thường trốn đến nhà thờ, nấp mình sau Bàn Thánh và
cầu nguyện một mình. Lần kia, người chị cùng cha khác mẹ với Phêrô Giulianô
thấy vắng cậu, liền chạy tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy. Cuối cùng khi
vào nhà thờ thì bắt gặp cậu đang quì trên chiếc ghế nấp sau bàn thờ. Chị Anna
thấy vậy hỏi: Em làm gì đó
Cậu bé 4 tuổi trả lời: Em đang cầu nguyện:
– Nhưng sao lại lên đó?
– Vì ở đây gần Chúa hơn và dễ nghe tiếng Người hơn.
Vào khoảng 5 tuổi, có lần Phêrô Giulianô nói với chị: “Chị ơi, chị thật diễm
phúc quá, vì được rước Chúa thường xuyên. Chị làm ơn Rước Lễ chỉ cho em
một lần nhé!”
– Em muốn chị xin gì cho em?
– Chị xin cho em được ngoan ngoãn, hiền từ, trong sạch và nhất là cho em ngày
kia trở thành Linh Mục”.
Chừng 8 hoặc 9 tuổi, Phêrô Giulianô đi dự lễ hằng ngày và ham giúp Lễ đến nỗi
cậu ước gì trong họ đạo không còn em nào khác ngoài một mình cậu. Theo tục lệ
tại La Mure lúc ấy, em nào muốn đặc ân giúp Lễ thì sáng sớm trước giò Lễ
chừng 15 phút, phải rảo quanh các phố rung chuông mời gọi giáo dân đến dự Lễ.
Muốn chắc ăn, nhiều tối, Phêrô Giulianô đem chuông về nhà để sáng hôm sau
không một em nào dành được đặc ân ấy. Đúng là trò con nít, nhưng đó cũng biểu
lộ đức tính cao cả của một vị thánh. Qủa thục, Phêrô Giulianô muốn nên thánh
và cậu muốn noi gương các thánh.
Về việc hy sinh hãm mình thì khó có thể tưởng tượng được, một cậu bé mới hơn
10 tuổi mà đã thi hành những việc hãm mình nhiệm nhặt như vậy, chẳng hạn để
chuẩn bị rước Chúa vào lòng lần đầu tiên trong đời, cậu quyết định ăn chay trọn
Mùa chay. Ban sáng cậu giấu bữa điểm tâm đi rồi lén đem cho những người
nghèo khó. Vì thế, nhiều khi cơn khi cơn đói hoành hành quá dữ dội, khiến cậu
phải đi bộ xung quanh nhà thờ cho quên đói.
Chúa Nhật Lễ Lá ngày 16 tháng 3 năm 1823, đó là ngày vô cùng hạnh phúc cho
Phêrô Giulianô. Ngày ấy cậu được diễm phúc rước Lễ lần đầu. Cậu khao khát
được rước Chúa vào lòng ngay từ khi mới 4 tuổi. Nhưng vì lúc đó ảnh hưởng
của phái Giangsênismô đang mạnh mẽ, nên cậu phải đợi mãi tới 12 tuổi mới
được diễm phúc này. 30 năm sau, khi nhớ lại ngày hạnh phúc đó, cha Eymard
còn ứa lệ mà nói: “Khi được ấp ủ Chúa trong lòng, tôi đã thưa Người: Lạy Chúa,
con sẽ là Linh Mục! Con xin đoan hứa với Chúa! Ôi biết bao ơn cao cả Chúa đã
tuôn đổ xuống cho tôi từ ngày hạnh phúc đó”.
Phải chờ đợi một thời gian quá lâu mới được Rước Lễ lần đầu, nên sau đó
Giulianô nhất định không chịu khuất phục tục lệ đang thịnh hành thời ấy là chỉ
được rước Lễ mỗi tháng một lần mà thôi. Cậu không ngớt tìm mọi cách để xin
phép Rước Lễ thường xuyên tức là mỗi ngày Chúa Nhật. Trước hết cậu đến với
các Linh Mục tại La Mure, nhưng chẳng một ai quan tâm đến lời van xin tha
thiết và chân thành của cậu. Vì thế, cậu liền chạy đến với Đức Trinh Nữ Maria
và đi bộ gần 40 dặm tới cầu khẩn tại đền Đức Mẹ ở Laus. Tại đó cậu gặp được
cha Touche và trình bày khát vọng với ngài. Nhận thấy tâm hồn cao thượng, sốt
sắng và thành khẩn của cậu, ngài khuyến khích: “Hỡi con! Con cứ rước lễ
thường xuyên đi, rước Lễ mỗi Chuá Nhật!” Thế là Đức Mẹ cũng phải chiều lòng
đứa con thơ van nài và nhậm lời cậu cầu xin.
BƯỚC ĐƯỜNG CHÔNG GAI TIẾN TỚI BÀN THÁNH
“Con muốn làm Linh Mục và làm vị thừa sai!”, mới hơn 10 tuổi, vị tông đồ
tương lai của Đức Mẹ và Thánh Thể đã bộc lộ nguyện vọng tha thiết ấy với một
vị thừa sai nhiệt thành ở Laus. Rồi suốt 10 năm lần bước trên đường tiến tới lý
tưởng, Phêrô Giulianô đã phải trải qua biết bao nhiêu trở ngại lớn lao và biết bao
nhiêu chống đối mãnh liệt mà những tâm hồn thiếu nghị lực không thể nào vượt
qua được. Nhưng đối với Giulianô, một tâm hồn dũng cảm và đầy nghị lực cùng
với một niềm xác tín mạnh mẽ nơi quyền năng Chúa và tình thương bao la của
Đức Mẹ thì không gì có thể làm cậu nản chí lùi bước và bỏ cuộc được.
Trở ngại trước hết là những chống đối của gia đình. Ông Eymard nhờ cần cù và
khéo léo đã gầy dựng được một máy ép dầu tại La Mure và đem lại cho gia đình
nguồn lợi tức đáng kể. Ông đặt hết tin tưởng nơi Giulianô, hi vọng sau này cậu
sẽ nối nghiệp ông. Tuy dầu là một người công giáo tốt, ông Eymard cũng không
hề quan tâm đến nguyện vọng tha thiết của con muốn theo đuổi lý tưởng làm
Linh Mục. Tuy nhiên, về phần Phêrô Giulianô, cậu vẫn luôn tự nhủ: “Tôi sẽ
không bao giờ lấy vợ. Tôi muốn làm Linh Mục và trở thành vị thừa sai.” Trở
ngại lớn lao khác cho bước đường tiến tới chức Linh Mục của Phêrô Giulianô là
tiếng Latin. Vào thời ấy, một trong những điều kiện thiết yếu để trở thành Linh
Mục là phải thông thạo Latin. Ông Eymard thì nhất quyết không chịu cho cậu đi
học. Nhưng không phải vì thế mà Phêrô Giulianô dễ dàng từ bỏ lý tưởng và
buôg xuôi chấp nhận hoàn cảnh. Trái lại cậu đã tìm mọi cách để lướt thắng các
trở ngại. Trước hết, cậu đến với một Linh Mục tại La Mure, khẩn khoản xin thụ
giáo Latin với ngài. Nhưng ngài từ chối thẳng vì thấy cậu còn nhỏ quá và tưởng
cậu chưa đủ ý thức mà chỉ do tính bồng bột mà thôi. Bị từ chối, cậu bé can đảm
ấy không hề thất vọng, nhưng vẫn kiên tâm chờ đợi cơ hội thuận tiện đến.
Lần kia trong khi đi bán dầu cho cha, Phêrô Giulianô đi ngang qua một trường
học và gặp một cậu bé đang cầm cuốn văn phạm Latin. Không bỏ lỡ cơ hội ngàn
năm một thuở, Phêrô Giulianô liền hỏi cậu bé làm thế nào để học tiếng Latin.
Được giải thích sơ qua một vài nguyên tắc văn phạm căn bản, Phêrô Giulianô
cảm thấy vô cùng phấn khởi. Cậu liền quyết tâm để dành tiền mua bằng được
cuốn văn phạm Latin và lén lút tự học. Cậu cũng nhờ được mấy chủng sinh chỉ
dẫn thêm và sửa chữa các bài tập. Nhờ vậy, chỉ trong vòng 2 năm lén lút tự học,
Phêrô Giulianô cũng đạt được một khả năng Latin tương đương với trình độ lớp
8.
Một buổi tối kia, ông Eymard tưởng Phêrô Giulianô đã từ bỏ ý định làm Linh
Mục, nên bàn tính với vợ lo chuyện trăm năm cho con. Lúc ấy Giulianô còn
đang thức ở ngay trong phòng bên cạnh, tình cờ nghe được chuyện bà tính của
cha mẹ, cậu sững sờ muốn chết điếng đi được. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện,
cậu mạnh dạn cho cha mẹ biết quyết tâm của cậu sẽ không bao giờ lập gia đình
và vẫn giữ nguyên ý định làm Linh Mục. Vì thê, cậu đã âm thầm và kiên trì tự
học Latinh suốt hơn hai năm qua. Sau đó cậu xin cha cho phép tới trường để tiếp
tục học vấn. Nhưng ông Eymard từ chối thẳng, viện cớ gia đình không có đủ khả
năng tài chánh để cung cấp cho cậu. Vì thế khi một học xá ở La Mure cấp học
bổng cho 3 học sinh nghèo, cậu đã không ngần ngại nộp đơn xin hoc bổng đó.
May mắn cậu được chấp nhận với điều kiện phải giúp việc cho hiệu trưởng trong
các giờ giải lao và ngày nghỉ. Thế là Giulianô lại có cơ hội tiến thêm một bước
nữa. Nhưng đường đời còn lắm chông gai, vì vừa theo học được một năm thì
chính ông Eymard và cả cha phó La Mure đều phản đối việc cấp học bổng cho
Giulianô, nên cuối cùng cậu lại phải bỏ học.
Vào năm 1828, một Linh Mục từng quen biết gia đình Giulianô được bổ nhiệm
làm tuyên uý cho một cơ quan tại Grnoble. Vị tuyên uý này muốn kiếm một học
sinh nghèo để vừa làm thơ ký vừa lo các việc khác trong nhà. Bù lại ngài se đài
thọ tiền ăn ở và học phí. Vị Linh Mục này liền nghĩ ngay đến Phêrô Giulianô và
cố gắng thuyết phục ông Eymard cho cậu đi theo ngài. Nể tình vị Linh Mục đó,
ông Eymard đành phải chấp nhận cho cậu ra đi. Nhưng than ôi, khi tới nơi
Giulianô mới sửng sốt thất vọng làm sao! Vì đây không phải là trường học
nhưng là một nữ bệnh xá. Để được dạy Latinh, Phêrô Giulianô phải làm việc hết
sức cực nhọc: Lo hết mọi việc trong nhà cho vị tuyên uý như lau dọn nhà cửa,
nấu ăn và các việc lặ vặt khác. Ở đây được chừng 6 tháng thì được tin sét đánh:
Người mẹ thánh thiện và yêu quí của cậu qua đời thình lình. Giulianô liền chạy
đến sấp mặt xuống dưới chân tượn Đức Mẹ khóc lóc thảm thiết một hồi lâu, rồi
cậu xin nhận Người làm mẹ, vì người mẹ trần gian quí yêu của cậu không còn
nữa. Cậu cũng phó thác hoàn toàn ơn kêu gọi làm Linh Mục của cậu cho Đức
Mẹ rồi vội vã trở về La Mure để an ủi cha và chị.
Tháng 5 năm 1829, nhân dịp các cha dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm về giảng tuần đại
phúc tại Mure, Giulianô đã tỏ bày tâm sự với cha Guibert, omi, sau này trở thành
Hồng Y Tổng Giám Mục Paris. Nghe Giulianô trình bày và nhất là nhận thấy nơi
cậu một tâm hồn cao cả và thánh thiện tuyệt vời, cha Guibert khuyên cậu nhập
dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm, đồng thời ngài cũng thuyết phục ông Eymard cho cậu
vào nhà tập của dòng ở Marseilles. Là một người công giáo ngoan đạo, ông
Eymard tuy không muốn nhưng cũng miễn cưỡng chấp thuận lời thỉnh cầu của
cha Guibert và cho phép Guilianô vào thử cuộc sống mới này một thời gian.
Ngày Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm ấy, tức ngày 7 tháng 6 năm
1829, Phêrô Giulianô được mặc áo dòng và chấp nhận vào Nhà Tập. Nhưng vừa
được 6 tháng thì Giulianô phải bỏ cuộc vì lý do sức khỏe. Bác sĩ yêu cầu Bề trên
cho thầy về nhà nếu không muốn thầy phải chết trong Tập Viện. Giulianô vui
lòng tuân theo Thánh Ý Chúa và sung sướng được phép tiếp tục mặc áo dòng.
Hai năm phục sức tại gia đình, có lần bệnh tình nguy kịch đến nỗi ai cũng tưởng
giờ cuối cùng của thầy đã đến. Có người tới bên giường bệnh thấy vậy đã thốt
lên:
– Thôi rồi, còn gì nữa đâu! Nhưng bỗng dưng thầy tỉnh dậy giữa cơn hôn mê và
nói:
– Không, tôi sẽ làm Linh Mục! Tôi sẽ dâng Lễ!
Ngày 3 tháng 3 năm 1831, ông Eymard sau một cơn bệnh ngắn ngủi đã vĩnh viễn
lìa trần. Phêrô Giulianô tuy đau đớn xót thương cha vô ngần, nhưng cũng từ đó
thầy được tự do hoàn toàn để theo đuổi ơn kêu gọi làm Linh Mục. Đặt hết tin
tưởng nơi bàn tay quan phòng kỳ diệu của Chúa và dưới sự bảo trợ của Đức
Trinh Nữ Maria, Giulianô đã tới cầu khẩn tại đền Đức Mẹ ở Grenoble. Sau khi
cầu nguyện và vừa ra khỏi nhà thờ, Giulianô gặp cha Eugene de Monzenod, vị
sáng lập dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm và sau này trở thành Giám Mục Marseilles.
Thầy cho biết ý định muốn xin gia nhập chủng viện Địa phận Grenoble. Nhờ sự
ân cần giới thiệu của ngài, tháng 10 năm 1831 Giulianô được nhận vào ban thần
học. Thế là đoạn đường chông gai tiến tới Bàn Thánh được coi như đã vượt qua
từ đây. Sau này, khi nhớ lại khoảng thời gian đó, cha Eymard nói:
– Tất cả là nhờ ơn Đức Mẹ. Người là giáo sư duy nhất của tôi cho tới khi tôi
được nhập ban thần học. Tôi mang ơn Người trong tất cả mọi sự.
Suốt thời gian theo học ở đại chủng viện, Phêrô Giulianô đã tận dụng mọi thời
giờ, không hề uổng phí một giây phút nào. Thầy là một chủng sinh gương mẫu
về mọi phương diện: Đạo hạnh, chăm chỉ và đứng đắn. Nhất là thái độ khi ở
trong nhà nguyện: Những cử chỉ khoan thai, cung kính và hồn nhiên biểu lộ một
Đức Tin xâu xa, chân thành, sống động, khién mọi người nhìn thấy đều phải cảm
động và thêm lòng sốt sắng. Không ai có thể tưởng tượng được thầy đã chuẩn bị
kỹ lưỡng đến mức độ nào cho ngày trọng đại được dâng Thánh Lễ đầu tiên, vì
như thầy ghi lại trong nhật ký vào một cuộc tĩnh tâm: “Lễ mở tay của tôi có thể
sẽ là Thánh Lễ cuối cùng. Vì thế tôi phải sẵng sàng chết sau khi dâng Thánh Lễ
này.”
Ngày 20 tháng 7 năm 1834, ngày mà giấc mơ thành sự thật: Phêrô Giulianô
được thụ phong Linh Mục. Ôi ngày hạnh phúc biết bao! Tâm hồn vị tân Linh
Mục chứa chan niềm vui Thiên Đàng không bút nào tả xiết, không miệng lưỡi
nào diễn tả cho cùng. Như Thầy Chí Thánh sau khi được Chúa Thánh Thần xức
dầu tấn phong tại sông Giocđan, tâm hồn Người đã đuợc tràn ngập và ngây
ngấtniềm vui siêu nhiên, Người đã rút lui vào trong sa mạc tĩnh mịch để không
có gì khuấy động đuợc niềm hạnh phúc chan chứa trong tâm hồn và để tận
hưởng những giây phút thàn tiên của thiên đàng. Cũng vậy, sau khi được thụ
phong Linh Mục, cha Eymard đã ẩn mình trong tu viện dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm
tại Osier, vừa để tận hưởng niềm vui tràn trề trong tâm hồn, vừa để chuẩn bị
dâng lễ đầu tiên. Ngài muốn dâng lễ đầu tiên tại đền Đức Mẹ, giữa những tu sĩ
của Đức Mẹ chính là để tỏ lòng biết ơn Người đã giắt tới chức Linh Mục. Các tu
sĩ dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm đã sững sờ trước lòng sốt sắng và đạo đúc phi
thường của vị tân Linh Mục trẻ tuổi. Khi ấy cha Eymard vừa được 23 tuổi và
tình trạng sức khỏe của Ngài không được khả quan lắm. Vì thế, chị ngài đã đệ
đơn lên Đúc Giám Mục xin cho ngài về nhà phục sức dưỡng bệnh trong ít tháng.
Đơn thỉnh nguyện được Đức Cha chấp thuận và tân Linh Mục trở về làng xưa,
nơi đây ngài đã nêu gương sáng lạn cho mọi dân làng về lòng sốt sắng cũng như
cuộc sống thánh thiện, đến nỗi mọi người đã tôn kính ngài như vị thánh sống.
CHỦ CHIÊN NHÂN LÀNH
Sau 2 tháng nghỉ phục sức tại La mure, cha Eymard nhận được lệnh của Đức
Cha như sau: “Nghỉ mãi có lẽ sẽ làm con nhàm chán. Vậy hãy sẵng sàng tới
Chartte vào thứ tư tuần tới. Đây là phần vườn nho Chúa gọi con tới làm việc. Đất
phì nhiêu, con hãy trở thành ánh nắng chói chang và hoàn tất mọi ước vọng Cha
đặt nơi con”. Thế là ngày 17 tháng 10 năm 1834 cha Eymard về coi sóc họ
Chatte, một họ đạo gồm khoảng 2000 người được tổ chức qui củ với một nếp
sống đạo đức và sốt sắng sẵn có. Vì thế cha Eymard không phải bận tâm nhiều
về việc tổ chức họ đạo. Ngài dành thời giờ để chuyên lo giảng dạy và giải tội.
Suốt 3 năm tại đây, ngài đặt Thánh Lễ và Thánh Thể làm trung tâm cho mọi hoạt
động mục vụ của ngài, nghĩa là ngài coi Thánh Lễ và Thánh Thể là khởi điểm và
nguồn mạch phát sinh mọi công cuộc tông đồ và cuối cùng qui hưởng mọi hoạt
động về Bí Tích cao cả này. Hằng ngày ngài dùng một khoảng thời gian khá lâu,
đôi khi tới 2 tiếng đồng hồ để chuẩn bị trước Lễ và 2 tiếng để cám ơn sau Lễ.
Ban ngày ngài thường tới viếng Chúa ngự trong Phép Thánh Thể và ở lại đó
hàng giờ. Ngài thích nghiên cứu học hỏi dưới sự hiện diện của Chúa và soạn bài
giảng dưới sự hướng dẫn và soi sáng của Người. Khi thấy có ít người trong nhà
thờ thì bất kỳ sáng, trưa hay chiều tối, ngài cũng nói một vài lời khích lệ họ về
tình mến Chúa. Cũng như Thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars và là
người sống đồng thời với ngài, cha Eymard đã cố gắng tập cho giáo dân thói
quen đọc kinh chiều tại nhà thờ và thường kết thúc bằng ít lời giảng dạy hầu hết
là về phép Thánh Thể.
Đối với những ai đau yếu nghèo nàn, và tất cả những người kém may mắn khác,
ngài luôn biểu lộ Đức Bác Ái vô bờ bến đối với họ. Ngài hy sinh cho họ tất cả
tiền bạc, đồ ăn, quần áo, thời giờ và mọi khả năng khác Chúa ban cho ngài. Ngài
thường nói:” Đối với tôi, họ Chatte luôn ở giữa đĩa thánh và Bánh Thánh.”
Tuy Đức Bác Ái đối với người khác khiến ngài quên mình về phương diện vật
chất, nhưng về phương diện thiêng liêng thì ngài không hề sao lãng việc thánh
hóa bản thân. Trong một cuộc tĩnh tâm, ngài ghi lại:” Hạnh phúc cho tôi biết bao
nếu tôi siêu thoát được mọi sự và chỉ gắn bó với một mình Chúa… Tôi sẽ dồn
mọi nỗ lực để thực hiện điều đó… Tôi xin cam kết trước Mình Thánh Chúa và
sẵn sàng lấy mình để ký kết quyết địng này”.Sau 30 năm, những kỷ niệm về
cuộc sống thánh thiện của cha Eymard vẫn còn như mới mẽ trong lòng người
dân Chatte. Họ nhắc nhớ đến Ngài với tất cả nhiệt tình và triều mến.
Ngày 2 tháng 7 năm 1837, cha Eymard được thuyên chuyển tới là cha sở họ
Monteynard, một họ đạo gồm chừng 500 người ở gần La Mure. Vì lòng thương
người và quảng đại ở Chatte, cha Eymard đã phân phát tất cả những gì ngài có
cho người nghèo khó, nên khi tới nhận nhiệm sở mới, ngài chỉ còn lại 40 xu.
Monteynard không giống như Chatte. Họ đạo này đã vắng bóng Linh Mục từ
thời Cách Mạng, nên tất cả đếu điêu tàn: Vật chất thì đổ nát hoang vu, tinh thần
thì u mê nguội lạnh, đến nỗi người ta chưa hề nghe biết Đức Mẹ là ai. Vì thế,
chỉnh đốn lại họ đạo Monteyard cũng đồng nghĩa với thành lập một họ đạo mới.
Nhưng cha Eymard không hề nản lòng. Để thức tỉnh và làm sống lại Đức Tin bị
chôn vùi lâu năm, công việc đầu tiên của cha Eymard là lôi cuốn giáo dân tới
gần Chúa bằng vẻ trang trọng, cao đẹp của những lễ nghi phụng vụ. Đồng thời
ngài cũng nêu gương tinh thần đạo đức, cầu nguyện và thuơng người. Cũng như
ở Chatte, ngài luôn phân phát cho người nghèo khó tất cả những gì ngài có. Lần
kia, trước bữa ăn, khi mở tủ lấy đồ ăn dọn bữa thì thấy tất cả đều biến mất thì
ngài liền trách: “Cha lại đem đồ ăn cho người ta hết rồi! Hôm nay trong nhà
không còn lấy một cắc, biết lấy gì ăn bây giờ?”. Vừa có vẽ hối hận, vừa mỉm
cười, cha Eymard nói: “Trong tủ vẫn còn ít pho-mát đấy mà, vậy cũng đủ rồi”.
Chị ngài còn nói: “Ngài cho người ta luôn cả quần áo của tôi nữa và hứa sẽ đền
lại, nhưng chẳng bao giờ có tiền để đền lại được”.
Khi nhận ra đời sống khó nghèo, hy sinh, quảng đại và thương người của ngài,
gío dân dần dần cảm phục ngài, rồi từ cảm phục, họ tôn kính và mến yêu ngài
hết tình. Vì thế, họ sẵn sàng vâng lời ngài trong mọi sự, đến nỗi không cần phải
ra lệnh, ngài vừa tỏ ý mong muốn là họ tuân theo rồi. Nhờ vậy mà chưa đầy 2
năm, cha Eymard đã biến đổi hẳn bộ mặt Monteynard, cải hóa và làm cho người
dân từ chỗ u mê nguội lạnh, đến lịch thiệp và sốt sắng đạo đức. Niềm an ủi và
khích lệ lớn lao nhất cho cha Eymard là Mùa Phục Sinh năm 1839, toàn thể giáo
dân trong họ đạo đã Xưng Tội Rước Lễ rất sốt sắng. Monteynard đã thực sự trở
thành một đại gia đình mà người cha hiền khả kính là vị Linh Mục trẻ chưa đầy
30 tuổi.
Bí quyết nào đã giúp cha Eymard thành công tại Monteynard trong một thời gian
kỷ lục như vậy? Đó là Phép Thánh Thể. Quả thực, nguồn năng lực cũng như
nguyên lý hoạt động của ngài là qui hướng mọi sự về Phép Thánh Thể, dẫn đưa
người ta đến nguồn mạch mọi thiện hảo. Vì thế, khi mới tới Monteynard, nhà thờ
ở ngoài làng cách xa nơi dân chúng cư ngụ. Vừa về tới nơi, ngài nghĩ ngay đến
việc thiết lập một nhà nguyện nhỏ ở ngay trong làng, giữ Mình Thánh Chúa ở
đó, hằng ngày tổ chức lễ nghi vào buổi chiều và mời gọi giáo dân đến tham dự.
Trên đường đi tới nhà nguyện, gặp ai ngài cũng niềm nở chào hỏi, trao đổi một
vài câu bông đùa và mời gọi họ đến tham dự các lễ nghi. Vì yêu mến ngài, họ đã
nhiệt liệt hưởng ứng và mau mắn đáp lại lời mời gọi của ngài. Nhờ vậy họ đã
tiếp xúc được với chính Nguồn Mạch mọi thiện hảo là Chúa Giêsu ngự trong
Thánh Thể, tâm hồn họ nhờ đó mà được chứa chan ơn thánh và niềm nâng đỡ ủi
an thiêng liêng. Bởi thế, không lạ gì cuộc sống của họ đã biến đổi mau lẹ không
thể ngờ được. Khi thình lình phải từ giã Monteynard vào năm 1839, giáo dân đã
thương tiếc và luyến nhớ ngài như đoàn con mất người cha ruột.
NGƯỜI CON YÊU CỦA ĐỨC MẸ
Nhân dịp cha Touche bất ngờ ghé thăm Monteynard, cha Eymard vô cùng sung
sướng được gặp vị thừa sai nhiệt thành mà năm xưa đã từng ban phép và khuyến
khích cậu bé Phêrô Giulianô rước Lễ thường xuyên mỗi Chúa Nhật. Ngày kia
trong khi chuyện vãn, cha Eymard muốn được nghe vài câu chuyện đặc biệt mà
cha Touche đã từng gặp trên bước đường truỳng giáo. Cha Touche cho hay, ngài
đã từng gặp không biết bao nhiêu chuyện phi thường không thể nhớ hết được,
ngoài biến cố mới đây đã gây cho ngài một ấn tượng mạnh mẽ, đó là sự xuất
hiện của một dòng Đức Mẹ do cha Jean Claude Colin sáng lập. Như một cung
đàn gẫy đúng nhịp rung của tâm hồn, cha Eymard đã bị hấp dẫn và xúc động
mạnh mẽ về câu chuyện của cha Touche kể liên quan đến dòng Đức Mẹ. Vì từ
lâu, cha Eymard vẫn tự nhận mình là con riêng của Đức Mẹ. Ơn kêu gọi làm
Linh Mục của ngài cũng chính do công ơn Đức Mẹ dẫn giắt như ngài đã từng
xác nhận: “tất cả là nhờ ơn Đức Mẹ… Tôi mang ơn Người trong mọi sự.” Không
thể cưỡng lại sự thúc đẩy mãnh liệt trong tâm hồn, cha Eymard đã nhò cha
Touche ở lại coi sóc họ Monteynard giúp ngài ít bữa. Sau đó ngài đi Lyons, đích
thân nghiên cứu vấn đề và xin gia nhập Dòng. Nhận biết những đức tính cao cả
nơi tâm hồn cha Eymard, cha Colin đã không ngần ngại nhận ngài vào Dòng.
Khi trở lại Moteynard, lòng cha Eymard tràn ngập niềm vui và mặc dù chưa
được chính thức, nhưng tâm hồn ngài đã thực sự trở thành tu sỹ của Đúc Mẹ rồi.
Con đường đã sáng tỏ, người con yêu của Đức Mẹ không phải tốn nhiều thời giờ
đắn đo suy nghĩ, ngài tiến hành ngay thủ tục xin phép Đấng Bản Quyền để theo
đuổi ơn kêu gọi mới. Lúc đàu Đức Cha từ chối, nhưng sau đó nhận biết rõ Thánh
Ý Chúa, Đdức Cha miễn cưỡng phải hy sinh một kho tàng quí giá cho Dòng Đức
Mẹ.
Sau khi được phép Đức Cha thì vào trưa Chúa Nhật ngày 18 tháng 8 năm 1893,
cha Eymard đã lén rời Monteynard lên đường đi Lyons để vào nhà tập. Ngày
hôm đó, ngài thuê một ban nhạc đến giúp vui cho dân và trong khi mọi người
đang tụ họp ở công trường nhà thờ để nghe nhạc thì ngài âm thầm lén ra phía
sau, đi về phía đầu làng nơi chiếc xe ngựa đậu sẵn chờ ngài. Vừa ra khỏi làng thì
gặp chị ngài đang hối hả từ Ginoble trở về. Với ánh mắt trìu mến và xót xa, chị
vừa ứa lệ nhìn ngài vừa nghẹn ngào xin ngài lư lại thêm một ngày nữa, nhưng
ngài một mực từ chối, viện lẽ: “Hôm nay Chúa gọi em, chần chờ ngày mai e quá
trễ.” Qúa xúc động về cuộ từ giã đột ngột, chị ngài đã xiủ đi! Tuy vừa thương chị
và đau sót như xé ruột gan, ngài cũng không dám trễ nả đáp lại tiếng Chúa,
nhưng vội vã lên đường. Ngài thú nhận với một người bạn :” Nếu không cứng
rắn và đứt khoát, chắc chắn nước mắt chị tôi đã làm tôi siêu lòng”. Mãi tới nhiều
năm sau, vết thương lòng ấy vẫn chưa hàn gắn được và ngài thú nhận nỗi đau
đớn xót xa trong tâm hồn khi phải cắt đứt mối dây ràng buộc cuối cùng với trần
gian.
Dưới sự săn sóc đặc biệt của Đức Mẹ tại Fourviere, thời gian tập ở Lyons đã trôi
qua au chóng và cha Eymard được chấp nhận tuyên khấn 3 lời khấn : Khó
nghèo, trinh khiết và vâng lời, vào ngày Chúa Nhật 70 ngày 16 tháng 2 năm
1840. Lễ khấn được cử hành tại nhà nguyện dòng Capuchin, nơi mà các tu sỹ
đầu tiên của dòng Đức Mẹ đã tuyên khấn vào năm 1836. Sau đó, cha Colin, vị
sáng lập dòng Đức Mẹ, đã bổ nhiệm cha Eymard làm linh hướng tại chủng viện
Belly.
Lệnh bổ nhiệm làm linh hướng tại chủng viện không hợp với nguyện vọng của
cha Eymard, vì như ngài nói: “Tôi muốn được đi truyền giáo ở ngoại quóc, nhờ
vậy tôi mới có dịp hy sinh nhiều và trọn vẹn hơn cho Chúa. Tôi có dịp hy sinh
quê hương tôi , các bạn bè thân thuộc tiếng mẹ đẻ của tôi và tất cả những gì tôi
học hỏi từ thuở nhỏ”. Tuy nhiên, Thánh Ý Chúa lại muốn cách khác, vị tu sỹ
quảng đại này luôn đặt niềm tin tưởng và phó thác triệt để vào Thánh Ý Chúa,
ngài nói :” Tôi sẽ cố gắng hết sức để chu toàn trách nhiệm được uỷ thác dường
như đây là công việc tôi sẽ thi hành suốt đời tại đây.” Cha Eymard đã giữ chức
vụ này tới tháng 9 năm 1844. Suốt 4 năm làm linh hướng tại Belly, ngài đã gặt
hái được nhiều thành qủa lớn lao. Các giáo sư đều nhìn nhận ngài là vị linh
hướng lỗi lạc nhất chưa từng có tại đây. Còn các chủng sinh thì kính yêu ngài
như cha ruột.
Trước khi cha Eymard tới Belly, hội dòng ba Đức Mẹ cũng đã hoạt động tại đây,
nhưng dường như chỉ có hình thức mà không có sức sống. Từ ngày cha Eymard
về, ngài đã đem lại cho các sinh hoạt của hội một tinh thần mới, một sức sống
dồi dào và mãnh liệt, nhờ vậy các hội viên đã trỏ thành những chiến sỹ đích thực
và hăng say của Đức Mẹ. Cha Eymard cũng có ý định lập hội Đức Mẹ tại các
học đường do các cha dòng Đức Mẹ điều khiển. Nhưng toan tính chưa thành thì
Bề Trên Cả lại trao cho ngài một trọng trách khác khó khăn hơn, đó là làm Bề
Trên Giám Tỉnh Lyons. Ý thức rằng đó là một trách nhiệm lớn lao, nhưng vì
lòng khiêm nhường, cha Eymard đã giữ kín tin này không hề tiết lộ cho ai trong
suốt 9 tháng. Cuối cùng khi không thể giữ bí mật được nữa, ngài phải cho các
chị em ngài hay và xin họ cầu nguyện: “Địa vị càng cao, người ta lại càng dễ lộ
chân tướng mình ra hơn và càng thấy mình yếu hèn hơn”.
Ngày 25 tháng 5 năm 1845, hôm đó là Chúa Nhật trong tuần Bát Nhật kính
Mình Máu Chúa, cha Eymard được cha sở họ Thánh Phaolô mời mang Mình
Thánh Chúa đi rước kiệu. Trong khi rước, cha Eymard được ơn đặc biệt như
ngài ghi lại: “Tâm hồn tôi được tràn đầy niềm tin nơi Bí Tích thần linh và chứa
chan tình yêu mến Chúa. Hai giờ trôi qua mà tôi ngỡ chỉ như một giây phút ngắn
ngủi! Lúc ấy tôi đặt dưới chân Chúa : Giáo Hội, nước Pháp, mọi tín hữu và
chính bản thân tôi. Tâm hồn tôi được tràn ngập niềm vui! Tôi ước gì có được tất
cả mọi trái tim nhân loại và lòng nhiệt thành của thánh Phaolô. Sau đây là những
gì tôi hứa với Chúa trong cuộc rước long trọng và đáng ghi nhớ này. Vì kể từ
tháng này, tôi cảm thấy một sức hấp dẫn đặc biệt chưa từng thấy đối với Phép
Thánh Thể. Sức hấp dẫn ấy thúc bách tôi trong khi giảng dạy cũng như khi
hướng dẫn các tâm hồn, phải làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa
Giêsu trong Phép Thánh Thể. Sức hấp dẫn này cũng thúc đẩy tôi chỉ được rao
giảng về Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể mà thôi. Tôi đã thực hiện như vậy
trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như trong Tòa Giải Tội, hay trong lúc giảng
dạy. Chúa đã chúc lành cho công cuộc của tôi. Với tất cả lòng chân thành, tôi
hứa với Chúa sẽ tận hiến toàn thân để phục vụ cho công cuộc này. Tôi quyết
định nhu vậy và công cuộc đó sẽ là đối tượng cho mọi lời cầu nguyện cũng như
mọi ước vọng của tôi”. Thế mà sứ mạng cao cả mà Chúa muốn ủy thác cho
người tôi tớ khiêm tốn của Ngài đã từ từ được tiết lộ ra. Người tông đồ của Đức
Mẹ dần dần trở thành vị ông đồ Thánh Thể.
Tháng 12 năm 1845, cha Eymard được bổ nhiệm làm tổng giám đốc hội dòng
Đức Mẹ. Những gì ngài đã giúp cho các chủng sinh trong hội Đức Mẹ năm xưa,
ngài cũng thực hiện tương tự cho hội dòng ba. Dưới sự hướng dẫn khéo léo và
đầy nhiệt tình của cha Eymard, hội dòng ba Đức Mẹ không những đã bành
trướng mau lẹ mà còn hoạt động mạnh mẽ khắp mọi nơi. Thành công của cha
Eymard lớn lao đến nỗi danh tiếng của ngài đồn thổi khắp nơi, ai ai cũng biết
đến. Vì thế các bề trên phải nghĩ đến trao cho ngài một trọng trách khác tương
xứng hơn.
Tháng 9 năm 1846, cha Eymard được nâng chức lên làm Tổng Kinh Lược của
toàn thể dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Nhiệm vụ mới này khiến ngài phải thường
xuyên vắng mặt tại Lyons. Vì thế những hoạt động về hội dòng ba của ngài
không thể mạnh mẽ và hữu hiệu như trước nữa.
QUA MẸ ĐẾN THÁNH THỂ
Cha Eymard giữ chức Tổng Kinh Lược dòng Đức Mẹ được 4 năm thì có lệnh về
thay thế vị Giáo Tập thình lình bị lâm trọng bệnh. Nhưng người vừa giữ chức vụ
này được một năm thì ngài lại được bổ nhiệm làm bề trên tại đại học La
Seynesur-Mer.
Vào đầu năm 1851, đang khi cha Eymard làm giáo tập, ngài được một ơn đặc
biệt trong lúc cầu nguyện tại đền Đức Mẹ tại Lyons. Hôm ấy đang khi cầu
nguyện tại đây, Đức Mẹ soi sáng cho ngài cảm nhận được cách hết sức mạnh mẽ
về sự thờ ơ lãnh đạm của con người đối với Chúa Giêsu ngự trong Phép Thánh
Thể. Sự hiện diện của Người trong Bí Tích này đã không được người ta nhận
biết và yêu mến cân xứng. Nhiều dòng tu đã được thiết lập để tôn kính những
mầu nhiệm của cuộc đời Chúa. Chỉ có Phép Thánh Thể, một Mầu Nhiệm vĩ đại
nhất lại chưa có một dòng nào chuyên biệt để tôn kính phụng thờ. Phải có một
dòng tu như vậy, và Mẹ Maria đã thôi thúc kêu gọi mọi người con yêu đầy nhiệt
huyết này hiến thân thành lập Dòng Thánh Thể. Từ ngày đó, lời mời gọi hiến
thân để đặc biệt phụng sự Phép Thánh Thể ám ảnh tâm trí ngài không ngơi và cứ
mỗi ngày một rõ rệt hơn, mỗi ngày một thúc bách hơn.
Tới La seyne vào tháng 9 năm 1851, sau đó không lâu, cha Eymard được chỉ
định phụ trách Hội Chầu Thánh Thể tại Toulon. Đây là công việc rất thích hợp
với khuynh hướng và ơn kêu gọi của ngài. Vì thế ngài đã chu toàn trách nhiệm
không những với tất cả nhiệt tình, mà còn tỏ ra là một chuyên viên lành nghề và
lão luyện. Một hội viên ở Toulon sau khi nghe bài giảng đầu tiên của ngài về
Phép Thánh Thể đã nói: “Đây quả là con người chúng tôi mong muốn”.
Tại La Seyne, cha Eymard đã đục một lỗ nhỏ ở vách tường ngăn cách phòng
ngài với nhà nguyện để bất cứ lúc nào ngài muốn thì có thể nhìn được nhà tạm
nơi Chúa ngự. Vì công việc quá bận rộn đến nỗi ngài không thể đến nhà nguyện
để viếng Chúa thường xuyên như ngài mong muốn được. Thành công của ngài ở
La Seyne còn lớn lao và rực rỡ hơn ở Belly gấp bội. Những người hiểu được bí
quyết thành công của ngài đã nói: “Chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả! Vì ngài đã
điều hành mọi công việc dưới chân nhà tam của Chúa”.
Ngày 18 tháng 4 năm 1853, nhân ngày đại lễ, các cha và sinh viên đều đi chơi
cả, chỉ còn lại một mình cha Eymard ở nhà. Trái với thông lệ, sáng hôm đó cha
Eymard cử hành Thánh Lễ trễ hơn và trong khi cám ơn sau Lễ, ngài đã được ơn
đặc biệt làm biến đổi cả cuộc đờ: “Trong khi cám ơn Rước Lễ, tâm hồn tôi được
tràn đầy niềm an ủi ngọt ngào đến nỗi không bao giờ tôi có thể quên được. Ở
Fourviere tôi chỉ nghĩ đến một dòng tu dành cho nam giới mà thôi, nhưng giờ
đây tôi nghĩ đến một công cuộc bao gồm mọi giới và mọi bậc sống. Tôi cầu xin
Chúa cho tôi biết tôi có thể làm gì để đẹp lòng Chúa và sáng Danh Người. Lập
tức, tư tưởng hiến thân phụng sự Phép Thánh Thể đến với tôi và gây một ấn
tượng hết sức mạnh mẽ trong tôi. Thánh Ý Chúa biểu lộ rõ rệt đến nỗi tôi không
hồ nghi hoặc sai lầm được nữa. Nhưng tôi cầu xin Chúa cho biết phải làm thế
nào để thực hiện tư tưởng đó. Lập tức, tư tưởng thiết lập việc liên tục chầu Chúa
trong Phép Thánh Thể đã đến soi sáng cho tôi”. Sau đó cha Eymard bày tỏ cảm
nghĩ này với cha Hermann, một người Do Thái được ơn trở lại Công Giáo nhân
được tham dự một giờ chầu Mình Thánh Chúa. Các ngài đồng ý sẽ cùng nhau
cầu nguyện, hi sinh chịu đau khổ và kiên nhẫ chờ tới khi tiếng Chúa trở nên hiển
nhiên hơn. Trong thơ gởi cho cô Marguerite Guillot, người mà sau này đã cùng
với cha Eymard thành lập dòng Nữ Tỳ Thánh Thể, ngài viết: “Cha tha thiết cầu
nguyện và cha cũng xin những người khác cầu nguyện cho dự định lớn lao này.
Hiện thời chúng ta cần những Linh Mục để làm mồi lửa. Hãy cầu nguyện cho
các ngài và cho cha nữa, vì cha chưa đủ thánh thiện, nên cũng như rễ cây cần
được ơn Chúa vun xới và tưới bón”. Ít ngày trước khi từ trần, cha Eymard cũng
tâm sự với một người bạn :” Ngày 18 tháng 4 năm 1853 tôi đã thề hứa với Chúa
là sẽ tận hiến trọn đời để thành lập dòng Thánh Thể. Tôi cam kết với Chúa là
không gì có thể cản trở tôi được, dù phải ăn đất đá, hay phải chết tah3m thương
cùng cực đên mức độ nào đi nữa, tôi cũng sẽ chẳng hề từ nan. Viên đá nền tảng
của dòng Thánh Thể đã được đặt xuống ngay từ đó”.
Trước khi tiến xa hơn nữa, cha Eymard như một người con ngoan của Gíáo Hội,
đã nhờ cha Jandel, Bề Trên Cả dòng Đaminh, đệ trình dự án lên Tòa Thánh.
Ngày 29 tháng 6 năm 1853, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 phê phán :” Đây là một
tư tưởng rất cao cả, nếu thực hiện được, Ta sẽ hết lòng ủng hộ”.
Cha Touche, vị thừa sai mà hai lần Chúa đã dùng để biểu lộ Thánh Ý Người cho
cha Eymard, nhân dịp đi Rôma đã ghé qua La Seyne. Cha Eymard liền nhờ ngài
đệ trình lên Đức Thánh Cha thỉnh nguyện thơ xin được thành lập dòng Thánh
Thể, cùng với những nét đại cương về qui luật của dòng tương lai. Ngày 27
tháng 8 năm 1855, cha Touche được vào chầu Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9, và
nhân dịp ngài đệ trình lên Đức Thánh Cha thỉnh nguyện thơ của cha Eymard.
Sau khi xem qua thỉnh nguyện thơ, Đức Thánh Cha nói:” Ta tin chắc đây là công
cuộc phát xuất từ Thiên Chúa. Giáo Hội rất cần một công cuộc như vậy. Phải
dùng mọi cách để người ta nhận biết và tôn thờ Phép Thánh Thể “. Đức Giáo
Hoàng lặp lại: “Đây quả là công cuộc của Chúa và Ta cũng mong công cuộc này.
Nhưng ngay bây giờ, Ta chưa thể châu phê được, trong tương lai Ta sẽ châu phê.”
Ngày 22 tháng 8 năm 1856, sau khi không nghi ngờ gì nữa về Thánh Ý Chúa
muốn ngài thành lập một dòng tu để chuyên lo phụng sự Phép Thánh Thể, đồng
thời với sự khích lệ của Đức Piô IX, cha Eymard buộc lòng phải xin phép chuẩn
tháo lời khấn trong dòng Đức Mẹ để được tự do hiến thân cho công cuộc mà
Chúa đặc biệt kêu gọi ngài. Cha Fabre là Bề Trên Cả dòng Đức Mẹ lúc ấy, đồng
ý và hứa sẽ ban phép chuẩn cho cha Eymard bằng một văn thơ chính thức. Trong
khi ấy cha Eymard tạm lưu lại ở Chaintre để sửa lại Thủ Bản và Qui Luật hội
dòng ba Đức Mẹ, đồng thời thay thế vị Giáo Tập vắng mặt ít ngày. Sau đó cha
Eymard về Lyons và ở đây ngài gặp những chống đối mãnh liệt của Hội Dòng.
Vì thế cha Eymard xin Bề Trên Cả tạm giữ lại phép chuẩn, rồi ngài lên Paris tĩnh
tâm và bàn hỏi thêm. Lễ Đức Chúa Giêsu Lên Trời ngày 1 tháng 5 năm 1856,
cha Eymard lên Paris tĩnh tâm tại nhà các cha dòng Thánh Tâm Đức Mẹ, số 114
đường Enfer.
Theo lời khuyên của Đức Cha địa phận Bouillerie, cha Eymard đã trình bày nội
vụ với Đức Cha Sibour là bà con và là Giám Mục Phụ Tá cho Đúc Tổng Giám
Mục Paris, để xin giáo quyền dịa phương chấp thuận và ủng hộ công cuộc mà
Đức Thánh Cha Piô gọi là “phát xuất từ Thiên Chúa”. Những lần gặp gỡ đầu tiên
với “con người của Thiên Chúa”, một người thông thái và từng trải nhiều kinh
nghiệm, nhưng lại cũng rất khắt khe” đã gây cho cha Eymard biết bao đau khổ
và thất vọng như ngài đẵ diễn tả trong thơ gửi cho cha Lagniet: “Suốt 11 ngày
nay, Chúa đã để tôi trong tình trạng dở sống dở chết”. Nhưng sau đó Chúa đã
dùng một biến cố tầm thường, vô nghĩa và có vẽ tình cờ để biểu lộ rõ rệt hơn bàn
tay quan phòng của Người.
Chiều ngày 13 tháng 5 năm 1856, cha Eymard và cha De Cuers có hẹn đến gặp
Đúc Cha Tripoli để biết quyết định của Đức Tổng Giám Mục. Đúc Cha Tripoli
đã có sẵn câu trả lời cho cha Eymard là Đức Tổng Giám Mục không chấp thuận
công cuộc của ngài. Tình cờ đang khi chờ đợi ở phòng khách thì Đúc Tổng
Giám Mục tiễn đưa một vị thượng khách ra cổng. Khi trở lại ngài đi ngang qua
phòng khách, gặp hai cha liền hỏi
– Hai cha đến đây có chuyện gì?
– Thưa chúng con đến gặp Đức Cha Tripoli
– Có gì mà Đức Cha Tripoli làm được còn Đúc Tổng lại không làm được sao!
Vậy hai cha muốn gì?
Cha Eymard liền cho ngài biết mục đích cuộc viếng thăm và Đức Tổng Giám
Mục hỏi:
– Phải cha là Linh Mục Dòng Đức Mẹ không?
– Thưa vâng.
– Đức Cha Tripoli đã cho tôi hay việc của cha. Một dòng chiêm niệm? không,
tôi sẽ không ủng hộ công cuộc như vậy đâu”.
– Thưa Đức Tổng Giám Mục, không phải hoàn toàn như vậy. Đây không phải là
dòng chuyên về chiêm niệm. Tất nhiên chúng con chầu Chúa, nhưng chúng con
cũng cố gắng Hoạt Động để lôi cuốn người ta đến chầu Chúa nữa. Đồng thời,
chúng con sẽ nỗ lực giúp những người lớn xưng tội rước Lễ lần đầu, khởi điểm
từ Paris và ước vọng của chúng con là làm cho ngọn lửa yêu mến Phép Thánh
Thể tràn lan khắp nước Pháp cũng như toàn thế giới”.
Vừa nghe đến việc “giúp người lớn xưng tội rước Lễ lần đầu” nét mặt Đức Tổng
Giám Mục bỗng tươi hẳn lên, ngài nói:
– Giúp người lớn xưng tội rước Lễ lần đầu? Đó là công cuộc rất cần thiết và đó
cũng là công cuộc tôi đang mong muốn.
Từ giây phút đó, ngài trở nên thân thiện hơn, và mời hai cha vào thảo luận cùng
với Đức Cha Tripoli phụ tá và cha Carriere bề trên dòng Xuân Bích. Sau khi
nghe cha Eymard trình bày vấn đề, Đức Cha Tripoli gọi đó là “công cuộc bổ
khuyết cho tất cả hội Thánh Thể ở Paris”. Cha Cariere thì nhiệt liệt tán dương.
Vì thế, Đức Tổng Gíám mục đã chấp thuận và phê chuẩn công cuộc này với tất
cả lòng ưu ái. Rời tòa Giám Mục, lòng tràn đầy niềm vui và biết ơn, hai tu sỹ
đầu tiên của dòng Thánh Thể đã ghé lại nhà thờ Thánh Xuân Bích để tạ ơn Chúa
và Đức Mẹ.
Hôm sau cha Eymard lại được mời đến toà giám mục một lần nữa để trình bày
cặn kẽ hơn cho Đúc Tổng Giám Mục cũng như cho Đúc Cha Tripoli và Đúc Cha
địa phạn Bouillerie. Các Đúc Cha đều đồng thanh nhìn nhận đó là việc của Chúa
quan phòng, đồng thời khuyến khích: “Công cuộc này rõ rệt là Thánh Ý Chúa.
Chính Người đã sắp đặt mọi sự. Con hãy dấn thân hoạt đọng và đừng trì hoãn”.
Nhận biết rõ Thánh Ý Chúa, người tông đồ Đúc Mẹ gờ đây trở thành vị tông đồ
Thánh Thể. Tuy nhiên, cha Eymard nhìn nhận đó là đường lối quan phòng của
Chúa. Tất cả đều do Chúa an bài: “Chính Người khởi xướng và cũng chính
Người thục hiện mọi việc cho tới khi hoàn thành. Đức Mẹ cũng đóng một vai trò
quan trọng là môi giới và dẫn giắt người ta đến với Chúa. Cha Eymard nói:
“Chúa nhân lành vô cùng đã yêu thương tôi quá bội. Chính Người dẫn giắt tôi
trong công cuộc thành lập dòng Thánh Thể. Mọi ân huệ tôi nhận được, mọi giai
đoạn tôi phải trải qua, Người đều chuẩn bị sẵn cho tôi. Phép Thánh Thể phải
luôn chiếm địa vị ưu tiên hơn hết. Nhưng chính Đức Mẹ đã dẫn giắt tôi từ việc
rước Lễ thường xuyên … đến việ gia nhập dòng Đức Mẹ và sau cùng là công
cuộc thành lập dòng Thánh Thể “. Vì thế, cha Eymard đã tóm tắt con đường ơn
thiên triệu của ngài là :” Qua Mẹ đến với Chúa”.
DÒNG THÁNH THỂ VÀ NỮ TỲ THÁNH THỂ 
Sau khi được tháo gỡ lời khấn trong dòng Đức Mẹ, cha Eymard liền báo tin cho
bạn ngài là Raymond de Cuers, một thuyền trưởng hồi hưu và sau đó đã tù bỏ
nếp sống tàm thường, hiến thân phụng sự Chúa và Giáo Hội trong chức Linh
Mục. Cha De Cuers đã trở thành cộng sự viên đầu tiên cà đắc lực nhất của cha
Eymard trong công cuộc thành lập Dòng Thánh Thể.
Tinh thần, đường lối và mục đích của dòng thánh Thể được xúc tích trong lời nói
đơn sơ và khiêm tốn sau đây của cha Eymard: “Người ta gọi tôi là Đấng sáng lập
Dòng. Thực ra tôi chảng sáng lập ra gì cả. Làm sao có thể nói là sáng tạo ra Phép
Thánh Thể hay phát minh ra việc tôn thờ Bí Tích này? Quả thực, những tư tưởng
căn bản của dòng Thánh Thể thì quá đơn sơ và hiển nhiên đến nỗi suốt 19 thế kỷ
sau Bữa Tiệc Ly, không một ai đặt vấn đề hay tưởng nghĩ tới sự cần thiết của
một dòng tu như vậy.
NGUYÊN LÝ CĂN BẢN của dòng Thánh Thể như cha Eymard thường nói là :”
Chúa Giêsu ngự ở đó, vậy tất cả hãy đến với Người “. Quả thực Phép Thánh Thể
là chính Chúa Kitô và Người là Thiên Chúa thật. Bổn phận của loài người là tôn
thờ Chúa, vì vậy ta phải đến tôn thờ Người trong Phép Thánh Thể. Như một
Gioan Tẩy Giả khác, cha Eymard đã lớn tiếng hô to cho con người thời đại của
ngài rằng ” Có Đấng đang ở giữa anh em mà anh em không biết”. Bởi thế, cha
Eymard đã đem Người ra khỏi chốn tối tăm của nhà tạm, đặt vào hào quan rực
rỡ, trưng bày lên ngai bàn thờ, rồi bái quì thờ lạy thẳm sâu, đoạn quay ra nói với
giáo dân: “Đây là Chien Thiên Chúa! Đây là chính Thiên Chúa, hãy đến thờ lạy
Người.
TINH THẦN của dòng Thánh thể là TÌNH YÊU, một tình yêu xả thân vì Chúa
ngự trong Phép Thánh Thể, một tình yêu phát nguồn từ tình yêu của Đấng đã
hủy bỏ mình đi đến nỗi đã ẩn thân dưới hình Bánh Rượu.
MỤCH ĐÍCH của dòng mới này là tôn thờ Chúa ngự trong Phép Thánh Thể và
cổ võ lòng sùng kính Bí Tích này khắp nơi.
PHƯƠNG THẾ để đạt mục tiêu này là chầu Thánh Thể cách long trọng và công
khai.
Nhà tiên khởi của các cha dòng Thánh Thể được khai trương ngày 1 tháng 6 năm
1856 tại số 114 đường Enfer, Paris. Cha Eymard và cha De Cuers mặc dù đã cố
gắng ngày đêm để kiến tạo một ngôi nhà nguyện xứng đáng cho vị Thượng
Khách tâm linh ngự tới. Nhưng lực bất tòng tâm, vì phương tiện thiếu thố, nên
dù có cố gắng cách mấy cũng chỉ thực hiện được một ngôi nhà nguyện thô sơ và
nghèo nàn mà thôi. Tuy nhiên, niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa của các ngài
thì thật là vô bờ bến: “Nếu Chúa muốn có một dòng tu như vậy, Ngài sẽ phải
cung cấp đủ phương tiện và nhân sự”.
Ơn kêu gợi cũng nghèo nàn không kém gì vật chất. Một ít người tới rồi lại đi.
Được lôi cuốn bởi những vẽ hào nhoáng bên ngoài, họ tìm tới, nhưng khi tới rồi,
họ thấy đời sống vật chất nghèo nàn thiếu thốn, đời sống thiêng liêng thì đòi hỏi
nguyện gẫm và chiêm niệm lâu giờ, nên họ lại lần lượt rút lui. Có ngày chỉ còn
lại một mình cha Eymard, cha De Cuers đã nổi giận bỏ đi. Mặc dù đau khổ tư bề,
cha Eymard vẫn kiên nhẫn không hề nản chí, trái lại còn biểu lộ một niềm tin
tưởng mạnh mẽ nơi Chúa, vì xác tín rằng công cuộc đang theo đuổi là do Chúa
chủ xướng, còn người ta chỉ là dụng cụ Chúa dùng mà thôi. Ngài vào nhà
nguyện, qùi gối trước Thánh Thể và than thở: “Lạy Chúa, địa vị của Chúa ngự
trên ngai đó, còn bổn phận của con là quì ở dưới này, nếu Chúa muốn những gì
khác nữa, đó là tùy Chúa”. Ít giờ sau, cha De Cuers hối hận trở về và khiêm
nhường nhận lãnh vai trò của mình bên cạnh vị thánh của chúng ta.
Tuy nhiên, nỗi khổ tâm lớn lao nhất của cha Eymard có lẽ phải nói là những đầu
óc hẹp hòi, thiển cận và ghen tương đã không ngừng tìm mọi cách cản trở và hủy
hoại công cuộc của ngài. Trong những cơn thử thách ấy, ngài chỉ một niềm cậy
trông nơi Chúa mà thôi như ngài viết: “Chỉ có Chúa mới là Đá Tảng vĩnh cửu!
Tâm hồn tôi luôn bình thản. Dường như Chúa đang toan tính cột công cuộc gì và
những điều Chúa muốn thì Người đều muốn ở mức độ hoàn hảo nhất. Khi có
Chúa ở với ta thì gian nan thử thách sẽ trở thành nguồn khích lệ “.
Ngày 6 tháng 1 năm 1857 là ngày Lễ Hiển Linh, dòng tu mới phôi thai chính
thức ra mắt bằng giờ chầu Thánh Thể. Hầu hết các dòng tu tại Paris đều cử đại
diện đến tham dự. Họ phải đến, đó là điuều hợp lẽ, vì Đức Vua ẩn thân trong
Thánh Thể ngụ vào thì thần dân có bổn phận phải tới chầu chực và triều yết
Ngài. Kể từ đó những giờ chầu Thánh thể được tiếp diễn đều đều mỗi tuần vào
các ngày Chúa Nhật, thứ Ba và thứ Năm. Ước mong của cha Eymard là liên tục
chầu Chúa mỗi ngày như ngài viết: “Khi có nhân sự dồi dào hơn, chúng tôi sẽ
chầu mỗi ngày. Như vậy cảnh Thiên Đàng sẽ được liên tục diễn ra ngay ở dưới
đất “. Mộng ước của cha Eymard là trưng bày Mình Thánh Chúa suốt năm : từ
Thánh Lễ sau Thứ Bảy Tuần Thánh và liên tục đến Thứ Năm Tuần Thánh năm
sau.
Để có thể hoạt động và phổ biến rộng rãi khắp nơi, Dòng Thánh Thể cần được
Toà Thánh châu phê. Vì thế, tháng 12 năm 1858 cha Eymard đi Roma để lo công
việc này. Khi được phép vào chầu Đức Thánh Cha và trước ngày hẹn, người ta
khuyên ngài phải chuẩn bị vấn đề cho thật chu đáo, nếu không, phải cậy nhờ
những vị có thần thế ở Rôma giúp đỡ thì mới hy vọng thành công. Tất nhiên, cha
Eymard đã chuẩn bị kỹ lưỡng hết sức vì đây là một dịp hiếm có và tối quan
trọng, nhung nài đặt trọn niềm tin vào Chúa hơn là cậy nhờ ở thế lực người đời.
Vì thế, ngài đã đơn sơ trả lời: “Không, chẳng cần phải vậy. Tôi không đến đây để
lo việc riêng cho tôi, mà là cho Thầy Chí Thánh. Vì thế, chính Người sẽ soi sáng
cho vị Đại Diện của Người. Ít ngày sau đó, khi được vào chầu Đức Thánh Cha,
ngài tâu :
– Thân lạy Đức Thánh Cha, con đến đây xin Đức Thánh Cha châu phê dòng mới
của chúng con.
– Xin châu phê luật dòng? Đó là cả một vấn đề hệ trọng, vậy con định ở lại
Rôma bao lâu?
– Tâu Đức Thánh Cha, chừng nửa tháng.
– Nửa tháng? sao có thể được.
Sau buổi triều yết, Đức Piô IX nói với Đức Ông Fioramonti: “Hôm nay Ta gặp
một Linh Mục từ Paris tới, Ta rất hài lòng về ngài”. Những thủ tục ở Rôma
thường tiến hành chậm chạp, nhưng cha Eymard cũng biết nếu có sự can thiệp
trực tiếp của Đức Giáo Hoàng thì nội vụ sẽ mau lẹ. Vì thế, ngày chạy đến với hai
vị bảo trợ quyền thế là chính Chúa Giêsu ngự trong Thánh Thể và Thánh Phêrô
bổn mạng của ngài.. Với Chúa, ngài cầu khẩn : “Lạy Chúa, đây là việc của Chúa,
xin hãy châu phê cho chính Chúa”. Ngài cũng cầu khẩn cùng vị thủ lãnh các
tông đồ rằng: “Con đến xin người ta châu phe cho Thầy Chí Thánh của ngài”.
Hai tuần sau, cha Eymard được “Sắc Lệnh tán thưởng” cho dòng tu mới của
ngài. Sắc Lệnh do chính Đức Giáo Hoàng ký vào ngày 5 tháng 1 năm 1859, vừa
chẵn hai năm sau ngày đầu tiên long trọng đặt Mình Thánh Chúa của dòng.
Rôma quả đã phải tiến hành mau lẹ nội vụ của Thầy Chí Thánh.
Bốn năm sau, vào tháng 3 năm 1863, cha Eymard lại đến quì trước Đức Giáo
Hoàng Piô IX để xin Sắc Lệnh châu phê cho dòng.. Khi công việc gần hoàn
thành thì rủi ro có người tố cáo cha Eymard với Đúc Thánh Cha về một vài điều
không tốt. Thật là một tai họa! Tuy cha Eymard đã thanh minh được những điều
vu oan ấy cách dễ dàng, nhưng dù sao nội vụ cũng phải đình trệ một thời gian.
Mãi tới ngày 8 tháng 5 năm 1863, dòng Thánh Thể mới được chính thức châu
phê với Sắc Lệnh ký ngày 3 tháng 6 năm 1863, hôm ấy là ngày Lễ kính Mình
Máu Thánh Chúa. Khi ấy dòng đã có thêm hai nhà nữa : một ở Marseilles và một
ở Angers. Cha Eymard đã khuyến khích một trong những con thiêng liêng của
ngài là cô Marguerite Guillot thành lập dòng nữ mệnh danh là NỮ TỲ THÁNH
THỂ. Danh hiệu NỮ TỲ vừa nhằm mục đích nhắc nhở các nữ tu dòng phải noi
gương Đức Mẹ là Nữ Tỳ của Thiên Chúa, vừa khuyến khích họ tôn kính Đúc Mẹ
không những là Nữ Vương của đời sống ẩn dật và cầu nguyện, mà còn là Mẹ và
là mẫu gương chầu Thánh Thể.
VỊ TÔNG ĐỒ THÁNH THỂ
Mộng ước của cha Eymard là thiết lập những trung tâm chầu Thánh Thể trên
khắp thế giới, nhất là tại nhà Tiệc Ly. Còn gì hợp lý hơn là tôn thờ Chúa trong
phép Thánh Thể tại chính nơi mà Người đã thiết lập Bí Tích cao cả này. Nhưng
tiếc thay, nhà Tiệc Ly lúc ấy đang trong tay người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù
cố gắng vậ động bằng mọi cách, nhưng sau 18 tháng, mọi nỗ lực đều vô hiệu,
cha Eymard đành tạm đình chỉ chương trình ấy để chờ cơ hội thuận tiện hơn.
Thành lập dòng Thánh Thể chính là để tôn thờ Đức Vua ẩn thân trong Bí Tích
Tình Yêu. Vì thế, tham vọng đầu tiên của cha Eymard là thiết lập những ngai tòa
lộng lẫy tại các đô thị trên toàn thế giới và ngay tại Nhà Tiệc Ly. Nhung như vậy
chưa đủ, ngài còn khát mong thiết lập được Nước Chúa Kitô Thánh Thể trên
khắp trần gian, nơi mọi dân tộc, mọi quốc gia và biến mọi người thành những
thần dân trung tín của Vua trên các vua ngự trong phép Thánh Thể. Cuộc sống
ngắn ngủi đã không cho phép ngài thực hiện được công trình lớn lao ấy. Tuy
nhiên, ngài cũng chuyển đật được tinh thần ngài cho các con cái thiêng liêng
ngài, trong số đó phải đặc biệt kể đến cô Tamisier, người mà Chúa dùng để khởi
xướng việc biểu dương Đức Tin nơi Phép Bí Tích Tình Yêu qua các Đại Hội
Thánh Thể thế giới. Trong Thời gian cử hành Đại Hội Thánh Thể, Mình Thánh
Chúa thường được trưng bày để tín hữu khắp nơi tôn thờ tại hầu hết cắc trung
tâm lớn và đông đúc dân cư trên thế giới.
Ngoài ra cha Eymard còn mộng ước nhiều việc vĩ đại hơn nữa. Quả thực, thiết
lập được những ngai tòa để tôn thờ Chúa ngự trong Phép Thánh Thể trên khắp
thế giới, đó chỉ là biểu dương bề ngoài, cha Eymard còn mong muốn và nỗ lực
thiết lập những ngai tòa ấy ngay trong chính tâm hồn các tín hữu. Vì Thiên Chúa
” tìm kiếm những kẻ tôn thờ đích thực để thờ kính Người trong tinh thần và chân
lý”. Đức Vua ngự trên ngai phải được chầu chực tôn thờ ở dưới đất cũng như
trên trời bằng NHỮNG TÂM HỒN TÔN THỜ ĐÍCH THỰC. Vì thế, Linh Mục
cũng như giáo dân phải trở thành những cận vệ túc trực ngày đêm xung quanh
Thầy Chí Thánh ngự trong Thánh Thể, đồng thời phải nỗ lực cổ võ cho nhiều
người đến tôn thờ và chúc tụng Ngài. Hơn nữa, Chúa đến để đem lửa xuống thế
gian và Người không ước mong gì hơn là thấy lửa ấy cháy lên và tràn lan khắp
nơi. Ngọn lửa Tình Yêu Chúa vẫn âm ỉ cháy trong Phép Thánh Thể như cục than
hồng mà đuốc trần gian phải tiếp xúc với lò lửa ấy để bùng cháy lên và lan tràn
khắp nơi.
Sống ở một thời đạ mà ảnh hưởng tai hại của phái Giangsênismô đang mạnh mẽ,
cha Eymard không thể quên được những kinh nghiệm chua xót của ngài khi phải
trì hoãn việc Rước Lễ lần đầu tới 12 tuổi và việc Rước Lễ thường xuyên. Sau khi
được thụ phong Linh Mục, cha Eymard ý thức sứ mạng lãnh nhận và phân phát
Bánh Hằng Sống cho người khác. Vì thế, ngài nói :” Tôi không thể đối xử với
các trẻ nhỏ như người ta đã từng đối xử với tôi”.
Cha Eymard cố gắng làm cho người ta nhận biết việc Rước Lễ thường xuyên
chính là trung tâm của đời sống Kitô hữu. Trong thời Giáo Hội sơ khai, cộng
dồng các tín hữu cũng đã từng sống như vậy: “Họ chuyên cần với giáo huấn của
các tông đồ và sự hiệp thông, việc Bẻ Bánh và kinh nguyện…Ngày nay họ đồng
tâm nhất trí chuyên cần lui tới Đền Thờ, Bẻ Bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của
nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong
sự mến phục của toàn dân ” (Cv 2:42: 46-47).
Có lẽ chưa tùng ai giảng dạy về việc Rước Lễ cách đơn sơ, hiển nhiên nhưng lại
rất cao sâu như cha Eymard. Tiếp tục công cuộc của ngài, nhất là được khích lệ
bởi Sắc Lệnh nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Piô X về việc Rước Lễ thường
xuyên và cho trẻ em Rước Lễ lần đầu sớm hơn, các con cái thiêng liêng của cha
Eymard đã nổ lực truyền bá giáo huấn này. Ngày nay hàng triệu tín đồ công giáo
không ngớt cám ơn Chúa đã ủy thác việc loan truyền sứ điệp trọng đại ấy cho tôi
tớ khiêm tốn của ngài.
Rước Lễ là suy tôn Đức Vua lên ngai tòa tâm hồn các tín hữu, là nhóm lên trong
lòng họ ngọn lửa tình yêu mến Chúa. Ngoài ra, như những thần dân trung tín và
đáng yêu, tâm hồn các tín hữu cũng phải luô luôn hướng về nhà tạm và khi Đức
Vua ngự giá trong Mặt Nhật thì thần dân phải đua nhau đến triều yết và chúc
tụng Ngài. Chính vì mục đích ấy, cha Eymard đã lập ra hai hội chầu Thánh Thể :
Một dành cho Linh Mục và một dành cho giáo dân. Đó là Hội Các Linh Mục
chầu Thánh Thể và Hội Giáo Dân chầu Thánh Thể. Để khuyến khích cũng như
để tỏ lòng ưu ái đối với hai hội ny, các Đức Giáo Hoàng đã dành nhiều đặc ân
cao quí cho các hội viên. Hiện nay hai Hội này đã lan tràn khắp thế giới và các
hội viên gồm đủ mọi thành phần xã hội : Từ Giáo Hoàng tới các tín hữu. Số hội
viên Hội các Linh Mục chầu Thánh Thể hiện có khoảng 130 ngàn và hội viên
Hội Giáo Dân chầu Thánh Thể khoảng trên một triệu.
Trước khi qua đời, cha Eymard cảm thấy còn một sứ mạng nữa phải thi hành là
giúp người ta hiểu biết phương pháp cầu nguyện cách thiện hảo hơn. Nhờ bẩm
tính thiên phú, ngài đã tới thẳng nguồn mạch chân lý chắc chắn và tinh tuyền
nhất mà Mẹ Giáo Hội vẫn thực hành, đó là phương pháp cầu nguyện dựa trên 4
mục đích của Thánh Lễ : Thờ lạy, cảm tạ, đền tội và cầu xin. Thánh lễ chính là
lặp lại và tiếp nối cùng một lời cầu nguyện cao siêu mà Đức Kitô đã tiến dâng
xưa trên đỉnh đồi Calvariô. Chỉ khác một điều là lời nguyện cầu ngày nay không
còn đẫm máu như xưa mà thôi. Vì thế, phương pháp cầu nguyện của cha Eymard
dựa vào 4 mục đích của Thánh Lễ là một phương pháp chắc chắn và cao siêu vì
đã được rút ra từ nơi nguồn mạch chính của Giáo Hội. Sau khi am tường phương
pháp này, người ta sẽ thấy đó là một phương pháp đơn sơ, dễ thực hành, nhưng
lại rất hữu hiệu vì giúp ta đạt được những hiệu quả chính mà Chúa Kitô thực
hiện trên Bàn Thờ, đồng thời chu toàn được bổn phận của người con đối với
Chúa là thờ lạy, cảm tạ, đền tội và cầu xin. Nhờ thích hợp với bản tính con
người, phương pháp của cha Eymard giúp ta dễ kết hợp mật thiết với Chúa hơn.
Linh cảm được sứ mạng ở trần gian gần hoàn tất, người con yêu của Đức Mẹ
cảm thấy còn có bổn phận phải tỏ lòng biết ơn Mẹ từ ái, Mẹ của Thầy Chí Thánh
ngự trong Phép Thánh Thể. Vì thế, ba tháng trước khi từ trần, cha Eymard đã tổ
chức trọn tháng Năm dâng kính Đức Mẹ và trong suốt tháng này, ngài đã sốt
sáng giảng dạy, tuyên xưng và cao rao những ân huệ ngài nhận lãnh được nhờ lời
cầu bầu quyền thế của Đức Mẹ. Ngài kết luận: “Quả thực, chúng ta hãy lặp lại
với tất cả lòng tin tưởng và yêu mến : Lạy ĐỨC MẸ LÀ MẸ THÁNH THỂ, và là mẫu gương tuyệt vời của những kẻ tôn thờ Chúa, xin cầu cho chúng con!”.
NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI
Cuộc đời cha Eymard gần tới ngày cùng tận. Cũng như Thầy Chí Thánh, ngài
gặp phải sức chống đối mãnh liệt đến nỗi công lao và sự nghiệp của ngài gần
như bị tiêu tan. Suốt đời xả thân làm vinh danh Chúa trong Phép Thánh Thể, giờ
đây trước khi lìa trần, mọi công cuộc của ngài hầu như bị tiêu tan hoàn oàn dưới
sự chống đối của thế gian và hỏa ngục.. Tháng 4 năm 1868, trước sự nghiệp hầu
như đổ vỡ tan tành, , cha Eymard với một lònga can đảm và tin tưởng phi thường
đã viết: “Lúc này tôi bị nghiền nát dưới sức nặng của thánh giá và mọi công cuộc
hầu như biến thành hư không”. Nhưng nếu hạt lúa mì gieo xuống đất không mục
nát đi thì cũng chẳng bao giờ mọc thành cây và trổ sinh mùa màng phong phú
được.
Nhận thấy sức khỏe của cha Eymard quá hao mòn kiệt quệ, anh em trong dòng
nài ép ngài về La Mure để tĩnh dưỡng với hi vọng khí hậu miền núi có thể giúp
ngài phục hồi sức khỏe mau chóng hơn. Hôm trước khi rời Paris, cha Eymard bị
những cơn phong co rút hành hạ hết sức nhức nhối khiến ngài phải liệt giường
suốt ngày. Trên đường đường về La Mure, ngài ghé lại đền thờ Đức Mẹ La
Salette ở Grenoble. Nơi đây 34 năm về trước ngài đã dâng Thánh Lễ đầu tiên và
trong ngày ấy, Chúa đã tuôn đổ xuống ngài biết bao ơn cao quí nhờ lời cầu bầu
của Đức Mẹ. Giờ đây một lần nữa Đức Mẹ lại có dịp nâng đỡ người đầy tớ hao
mòn yếu nhược vì công cuộc của Thầy Chí Thánh. Cha Eymard phải cố gắng
lắm mới hoàn tất được Thánh Lễ, nhưng sau đó ngài không thể cám ơn Rước Lễ
được. Chiều hôm đó ngài cảm thấy trong người khỏe hơn, nên lại tiếp tục lên
đường về La Mure. Cuộc hành trình đã khiến bệnh trạng của ngài trở nên nguy
kịch đến nỗi bị bán thân bất toại và khi về tới nhà và vừa bước xuống khỏi xe thì
liền xỉu đi bất tỉnh. Hai tu sỹ của ngài hay tin liền vội vàng từ Paris tới để săn
sóc ngài. Khi họ tới bên giường bệnh, ngài nói: “Anh em tới làm gì, chuyện đâu
đáng phải bận tâm”.
Sáng ngày 1 tháng 8 năm 1868, sau khi chịu Xức Dầu và Của Ăn Đàng, ngài thì
thào nói với chị: “Thôi, vĩnh biệt chị yêu dấu! Thế là hoàn tất mọi sự”. Từ giây
phút đó ngài không còn nói được nữa, nhưng nét mặt vẫn tươi tỉnh và mỉm cười
với mọi người. Khoảng 3 giờ chiều, ngài thản nhiên trút hơi thở cuối cùng trong
tay Thầy Chí Thánh. Hôm đó là ngày thứ Bẩy, Lễ Thánh Phêrô bị xiềng xích,
vào lúc bắt đầu đọc kinh chiều kính Lễ Đức Mẹ là Nữ Vương các Thiên Thần.
Nữ Vương Thiên Quốc đã dẫn đưa ngài từ dòng Đức Mẹ tới dòng Thánh Thể,
giờ đây lại đưa ngài từ toà Thánh Thể dưới đất lên chầu chực Con Chiên nơi tòa
Thiên Đàng muôn đời. Quả thực,” mọi ân huệ tôi nhận được đều do nơi Đức Mẹ
” nhu ngài đã có lần đã xác nhận.
Trong khi chết, mặt ngài bỗng tỏa rực rỡ ánh hào quang và đôi môi vẫn mỉm
cười dường như muốn nói với mọi người xung quanh: “Tôi có ở bên anh em hay
không, đâu có gì khác. Anh em lại không có Thánh Thể luôn ở kề bên hay sao?
“. Chiều hôm sau, lễ an táng được cử hành hết sức long trọng. Giáo dân khắp
vùng lân cận đua nhau dến kính viếng và tiễn đưa ngài tới nơi an nghỉ cuối cùng
ở bên cạnh nhà thờ họ La Mure. Năm 1877, hài cốt ngài được đưa về đặt dưới
bàn thờ nhà nguyện Corpus Christi ở Paris.
Khi qua đời, cha Eymard mới vừa được 57 tuổi. Dòng tu còn măng sữa của ngài
dường như cũng muốn trút hơi thở cuối cùng với ngài. Nhưng hạt giống gieo
xuống đất cần phải mục nát đi mới trổ sinh mùa màng phong phú được. 57 năm
sau khi qua đời, ngày 12 thánh 7 năm 1925 ngài được Đức Giáo Hoàng Piô XI
phong lên hàng chân phước và mãi tới ngày 9 tháng 12 năm 1962, ngài mới
được Đức Giáo Hoàng XXIII tôn vinh lên bậc hiển thánh của giáo hội. Ngày nay
hàng triệu tín đồ công giáo khắp thế giới tôn kính ngài là một vị ĐẠI TÔNG ĐỒ
THÁNH THỂ.
Năm 1877, tức là 9 năm sau khi cha thánh qua đời, các cha dòng Thánh Thể đã
được phép cải táng và đưa thi hài thánh phụ lập dòng từ La Mure về Paris. Mộ
phần đã được mở ra. Chiếc quan tài bằng gỗ sồi rụng ra từng mảng, bên trong
có một quan tài khác bằng kẽm, và các tín hữu La Mure buồn bã vội vàng thu lấy
những mẫu gỗ nát vụn như thánh tích của một đấng thánh đã hiện diện cách thể
lý ở giữa họ mà nay phải ra đi. Quan tài bằng kẽm được đặt vào một quan tài
bằng gỗ sồi rồi đưa lên một xe tang được các bạn hữu của ngài trang trí đầy hoa
tươi. Thi hài đấng thánh lập dòng được đưa về Paris trong cuộc hành trình kéo
dài 2 ngày. Đến nơi, sau khi được đưa vào nhà nguyện, quan tài kẽm cũng được
mở ra cho mọi người nhìn thấy gương mặt thân quen ngày trước của đấng
thánh. Biến cố này đã được ghi lại trong quyển Hành Trình Vị Thánh của Bí
Tích Thánh Thể như sau:
…Quan tài về đến Paris vào Thứ Sáu, ngày 29 tháng 6 năm 1877. Cùng ngày
hôm ấy, người ta đã mở quan tài ra và nhìn thấy thi hài của cha thánh nguyên
vẹn khiến mọi người hiện diện đều hết sức kinh ngạc. Phần thịt, mặc dù hơi sạm
đen, nhưng còn lành lặn, và không có mùi hôi như các hài cốt khác. Các đặc
điểm tự nhiên đến nỗi người ta không những nhìn ra cha thánh như khi còn
sống, mà những người chỉ biết ngài qua các bức chân dung cũng phải reo lên:
“Kìa, cha kìa, đúng thật ngài rồi!”…Đó thực là một cuộc hiện ra, một cuộc trở
lại, một cuộc phục sinh của người cha đã vắng bóng và được khóc thương suốt 9
năm trời.
Nhiều đấng bậc vị vọng đã tham dự các nghi thức an táng thánh nhân, trong đó
có cả đức hồng y tổng giám mục Paris, đức tổng giám mục giáo phận Sussex, và
vị đại diện của Đức Thánh Cha. Sau nghi lễ long trọng, quan tài lại được đóng
lại và hạ xuống phần huyệt ở giữa nền cung thánh phía dưới nhà tạm.
Lần cải táng sau đó, người ta thấy di hài đấng thánh chỉ còn xương mà thôi. Kể
từ năm 1925, tức là năm cha thánh được tôn phong chân phúc, các xương này
được ghép trong một bức tượng bằng sáp và đặt trong nguyện đường Mình
Thánh Chúa (Corpus Christi), tại chính nơi đã đặt thi hài bất toại của thánh
Gioan Maria Vianney từ năm 1908 đến năm 1925.
Dòng Thánh Thể và Nữ Tỳ Thánh Thể đã được vinh hạnh mừng ngày thánh tổ phụ lập dòng được tôn phong hiển thánh Giáo Hội vào ngày 9 tháng 12 năm 1962.
(Trích “Những Xác Thánh Không Hư Nát”)                                         Nguồn: http://www.memaria.net/eBooks/eBookThanhPheroGiulianoEymardTongDoThanhThe.pdf