Tháng Tư, Ngày 29

 

(Những khó khăn và những hiểu lầm với Bề trên của tôi đã dẫn đến một sự thay đổi Bề Trên của Trường La Seyne-sur-mer vào ngày 12 tháng 9 năm 1851. Những suy nghĩ đầu tiên của cha Eymard là), ‘Nơi đây, tôi đang ở giữa đám trẻ, và tôi chúc tụng Chúa, vì chính thánh ý của Ngài đã sai tôi đến đây, và đó là điều đem lại cho tôi sức mạnh cũng như một chút thiện chí … điều khó khăn đối với tôi đó là sự từ bỏ trong từng khoảnh khắc của ngày sống. Tôi phải quan tâm tới hàng nghìn chuyện vượt xa sự nếm cảm và hấp dẫn của tôi! Thiên Chúa muốn thế: đó là niềm an ủi duy nhất của tôi ngay giữa đám trẻ này,cũng như cha mẹ của chúng.’

Sau thành công ở Hội Dòng Ba, Thiên Chúa cho thấy rằng Ngài có một kế hoạch khác dành cho cha Eymard, những kế hoạch này luôn luôn được cụ thể hóa chỉ sau khi trải qua nhiều thử thách và chông gai. Bên cạnh đó, công việc mà cha đã hoàn tất thì không phải là công việc cha ưa thích! Và vấn đề không chỉ là cha phải giao tiếp với trẻ em, các bậc cha mẹ, các giáo viên, và những vấn đề cốt yếu của trường học cũng như đời sống nội trú, nhưng đơn giản là cha đã quá mệt mỏi với hàng loạt những hoạt động. Điều đó làm cho cha không có thời gian dành cho chính mình hoặc cho những việc mà cha thích làm. Tuy nhiên, điều giúp cha luôn tiếp tục, đó là: đây chính là ý định đã được vạch sẵn của Thiên Chúa. Khi vui vẻ chấp nhận nhiệm vụ này, cha Eymard nhận ra chính mình được mài dũa cho một nhiệm vụ tương lai mà Thiên Chúa đang chuẩn bị cho cha. Tình yêu sau này của cha dành cho công việc với những người khốn khổ ở Paris đã bắt đầu ở đây, ngay tại ngôi trường này và nơi những cậu học trò đang theo học tại đây.
Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, không chi tiết nào trong cuộc đời của chúng ta trở nên thừa thãi hoặc lãng phí. Trong sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a, Thiên Chúa đã bảo đảm cho dân Ít-ra-en rằng “Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi… để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng” (29,11-12). Khi chúc phúc dồi dào cho chúng ta ngay trong hiện tại, Thiên Chúa cũng chuẩn bị cho chúng ta một tương lai và một niềm hy vọng! Và những hoạch định của Thiên Chúa thì luôn luôn tốt hơn và cao hơn bất cứ thứ gì mà chính chúng ta có thể tưởng tượng được. Và điều Thiên Chúa hứa cho toàn thể dân tộc Ít-ra-en, thậm chí khi họ đang phải chịu đau khổ trong tù ngục, thì Ngài cũng ban cho chúng ta trong những lúc thất vọng và khó khăn. Nếu chúng ta chỉ biết đi theo những kế hoạch của Thiên Chúa, thì chúng ta cũng sẽ nhìn thấy những điều kỳ diệu. Đây là kinh nghiệm của dân Ít-ra-en, như được thuật lại trong Thánh vịnh 126 (125).Quả thực,xem ra điều này như một giấc mơ vậy!
Bên cạnh đó, ở đây cha Eymard phải học cho biết giá trị của việc làm theo những gì Thiên Chúa phán bảo hơn là dấn thân vào những hoạt động do cái tôi chỉ dẫn. Đây là toàn bộ sự khác biệt giữa hy sinhtrao ban. Khi chúng ta cho người khác một điều gì đó, thì chính chúng ta là người chọn lựa đối tượng để trao ban, không quan tâm xem người nhận có thích hay không, người ấy có tìm được ích lợi gì từ điều đó hay quan tâm đến nó hay không. Chính chúng ta là người quyết định cái gì được cho và khi cho đi món quà ấy, chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đem lại một ân huệ lớn lao cho người nhận. Thế nhưng ý niệm của hy sinh hàm ý rằng chúng ta cho người khác những gì họ xin chúng ta, và đó là điều người nhận mong ước có.Nó không cần phải là điều mà người cho cảm thấy hạnh phúc khi cho. Một ví dụ điển hình có thể giúp ích: Nếu vì nhu cầu hiện tại của tôi là một cái kim băng, tôi xin bạn một cái, nhưng bạn trả lời rằng vì bạn yêu mến tôi, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cho tôi một cây đàn piano mà không cần tôi phải trả tiền! Đúng là cây đàn piano thì đắt tiền hơn là một cái kim băng, nhưng cái tôi cần sử dụng lúc này đó là một cái kim băng kia? Vì thế, cha Eymard phải học cách cho đi điều Chúa muốn, chứ không phải điều cha nghĩ là sẽ làm cho Chúa vui!