Tháng Tư Ngày 11

 

Trước khi buổi cầu nguyện bắt đầu, hãy gạt sang một bên bất cứ bổn phận nào làm cho chị xao lãng.” (Trích từ lá thư gửi cho chị gái của cha [cũng là mẹ đỡ đầu], Marianne, 1837)

Cha Eymard vẫn khuyên chị gái mình cầu nguyện. Lời khuyên này có thể được xem là đi ngược lại với bối cảnh của câu chuyện Mát-ta và Maria trong Tin Mừng Luca 10,38-42. Cô Mát-ta thì bận tâm với hàng loạt công việc mà cô cảm thấy là phải thực hiện để làm vui lòng Đức Giêsu. Quả thật là cô làm tất cả mọi việc vì Chúa, thế nhưng điều mà Đức Giê-su dường như chỉ ra trong câu chuyện này, đó là:để ý đến con người của Đức Giê-su thì tốt hơn là làm mọi sự mà chúng ta tưởng là làm vui lòng Người. Sự khác biệt ở đây cũng giống như sự khác biệt giữa “trao ban” và “vâng phục” hay dâng hiến một điều gì đó cho ai. Khi chúng ta trao tặng một điều gì đó cho người khác, chúng ta là những người chọn lựa món quà mà mình sẽ tặng người ta, và quả thực chúng ta luôn luôn chọn cái gì là tốt nhất. Tuy nhiên, cái mà chúng ta nghĩ là tốt nhất ấy không đương nhiên là cái mà người khác muốn nhận hay đang cần đến. 

Khi chúng ta cho cái mà người khác xin chúng ta, đó là lúc chúng ta có thể đoan chắc rằng chúng ta sẽ làm vui lòng người ta vì chỉ khi ấy chúng ta mới hoàn tất những ước nguyện tỏ tường của họ. Và dĩ nhiên, nếu chúng ta thực lòng tìm cách cho anh ta điều duy nhất anh ta thích, chú ý đến tất cả những chi tiết anh ta đề cập, thì bấy giờ chúng ta không cần phải sợ rằng quà tặng của chúng ta sẽ không được đón nhận. Một lý do khác giải thích vì sao phải gạt bỏ những xao lãng có liên quan đến những bổn phận của chúng ta, đó là:bên cạnhmối bận tâmvề công việc, chúng ta còn bận tâm về chính Cái Tôi, nhìn chung là dưới hình thức sợ hãi: chúng ta sợ bịthất bại, sợ bị quên lãng hoặc sợ không xuất hiện với vẻ rạng ngời nhất, hoặc ước muốn thất thường để làm vui lòng người khác. Nhưng khi chúng tahy sinh Cái Tôi nơi mình một cách có ý thức, bao nhiêu có thể, thì bấy giờ những xao lãng ấy sẽ không còn dai dẳng và kéo dài nữa.

Tuy nhiên, khi đã nói và làm như vậy, thì quả là hữu ích để nhớ rằng những xao lãng là điều bình thường đối với con người, cũng như chúng ta thường chia trí trong hầu hết những công việc chúng ta làm. Chúng là kết quả của bản tính con người nơi chúng ta. Vì thế, nếu chúng ta không tự đào luyện mình bằng kỷ luật khắt khe để có thể tập trung vào công việc, chúng ta sẽ nhận thấy tâm trí chúng ta đi lang thang trong mọi việc chúng ta làm. Một cách làm tích cực hơn sẽ đảm bảo cho tâm hồn chúng ta thực sự hướng về Chúa, Ngài thực sự là tâm điểm đời ta và chúng ta sẵn sàng đánh mất mọi sự nhưng không đánh mất tình yêu của Ngài; bấy giờ chúng ta sẽ dễ dàngquy hướng về sự hiện diện của Ngài trong khi cầu nguyện. Vả lại, chúng ta sẽ khám phá từ kinh nghiệm rằng khi chúng ta phải vác những thập giá lớn, thì việc cầu nguyện của chúng ta sẽ nồng nàn hơn và ít bị chia trí hơn. Có thể trong những khoảnh khắc ấy, chúng ta tự động chú tâm vào nhu cầu của mình và cảm nhận nó như một nhu cầu của cuộc sống, vấn đề sống và chết; trong những lúc ấy sẽ chẳng còn vấn đề gì khác cả. Mối bận tâm của chúng ta chính là: ai là người có thể giúp đỡ chúng ta trong lúc khó khăn. Chúng ta hoàn toàn chú ý đến tất cả những gì người ta nói với chúng ta; nếu không chúng ta sẽ là những người thua cuộc đầu tiên. Vì thế, khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, điều cần thiết là phải đặt mình vào tình huống như vậy. Chắc chắn, điều ấy sẽ giúp cho việc cầu nguyện của chúng ta được tập trung hơn!