Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 12 ngày 25

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Thiên Chúa chỉ cho chúng ta bước theo lối này  để chúng ta không thể cậy dựa vào những việc lành cũng như những nhân đức của chúng ta, nhưng là vào ân sủng của Người”  [gửi  cho bà Lepage, tháng 4 năm 1867]Đời sống thiêng liêng thường được diễn tả

như một cuộc hành trình, nó gợi lại cuộc hành trình lịch sử mà dân Ít-ra-en được giải thoát khỏi ách nô lệ bên Ai-Cập để tiến về miền Đất Hứa. Giờ đây, nếu sự so sánh này đầy đủ ý nghĩa, nó phải bao gồm một sự ra đi tiến về phía trước hơn là  ngồi yên một chỗ. Điều này được minh chứng qua sự kiện đó làtrong suốt cuộc hành trình này, tất cả dân Ít-ra-en đã sống trong các lều trại được dựng vào ban đêm một cách dễ dàng và nhổ lên vào buổi sáng khi cuộc hành trình tiếp tục. Trong hành trình thiêng liêng cũng vậy, người ta luôn phải hướng về phía trước,  vì không có nơi nào dừng chân bao lâu chúng ta còn sống.

Lý do giải thích cho điều này là Thiên Chúa nhân lành muốn ban cho chúng ta cùng được chia sẻ đến mức tối đa sự sống và tình yêu của Người, nhưng chính vì điều này mà người ta cần phải loại bỏ hoàn toàn Cái Tôi. Vì thế, mỗi ngày, khi  biết chia sẻ những thập giá và khó khăn của chính mình cũng như những nỗ lực của bản thân, người ta sẽ đặt những điều này vào trong Đức Ki-tô- như là cách để đảm bảo cho sự trưởng thành. Giống như những cuộc hành trình khác, người ta cần kiểm tra xem trước tiên mình có tiến bộ không, và thứ hai là xem hướng đi của mình có đúng không. Trong hành  trình thiêng liêng, hướng đi luôn được xem là sự trưởng thành trong tình yêu, vì tình yêu là bản chất sự sống của chính Thiên Chúa mà Người chia sẻ cho chúng ta. Vì thế, bất kỳ một sự gia tăng nào  về  những  khía  cạnh của tình yêu (lòng nhân từ,  sự   kiên nhẫn, không nghĩ xấu người khác và nhiều điều khác như được diễn tả ở chương 13 trong thư thứ nhất gửi Cô-rin-tô) sẽ cho thấy sự trưởng thành tâm linh thực sự. Cách hướng dẫn cũng vậy, nó phải luôn nằm trong dòng chảy của việc chết đi cho Cái Tôi một cách cao cả hơn, tự phát và rộng lượng hơn cũng như là phải biết chia sẻ với người khác.

Vì vậy, ở giai đoạn khởi đầu của đời sống thiêng liêng, chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc gạt bỏ những dự định riêng của mình để hướng đến những nhu cầu của anh em, để được lớn lên trong Đức Ki-tô, bấy giờ chúng ta sẽ nhận thấy điều ấy đang xảy ra hoàn toàn vô ý thức và không bình thường. Chúng ta có được kỹ năng bẻ chính mình cho người khác mà không cần phải bộc lộ quá nhiều, để ‘tay trái không biết việc tay phải làm’ (Mt 6,3). Đây là lý tưởng mà chúng ta nhắm tới như đã được diễn tả qua hình ảnh của Cuộc Phán Xét sau cùng. Bấy giờ, vị thẩm phán sẽ nói với những người công chính ‘khi ta đói, các ngươi đã cho ăn’, họ sẽ đáp lại trong sự ngỡ ngàng rằng ‘Lạy Chúa, có khi nào con thấy Chúa đói mà cho ăn đâu?’ Điều này cho thấy rằng họ thậm chí không ý thức được  là họ đang làm những điều phi thường, nhưng lại xoay xở một cách dễ dàng!

Và vì thế, sẽ không có vòng nguyệt quế dành cho chúng ta khi chúng ta thực hiện cuộc hành trình thiêng liêng. Chỉ duy nhất một điều chúng ta nhắm đến: Tình yêu vô biên của Thiên Chúa luôn ra hiệu cho chúng ta luôn hướng về phía trước cho tới khi chúng ta đạt đến sự trưởng thành hoàn toàn trong Đức Ki-tô, ‘và chính Người đã ban cho kẻ này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm mục tử và làm thầy dạy. Nhờ đó, các thánh được chuẩn bị nhằm làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hợp nhất  trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc xứng với sự viên mãn của Đức Ki-tô’ (Ep 4,11-13).