Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 10 ngày 31

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

“Cha khuyên con hãy thường xuyên đọc Sách Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước… Chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa từ trong nguồn mạch thần linh của Sách Thánh.” (gửi cho cô Virgine Danion, 2/1867)

Chúng ta đã thấy trong một bài suy niệm trước đây, cha Eymard đã đặt ra cho chính mình quy luật là phải đọc hai chương Kinh Thánh mỗi ngày. Và dường như là cha đã trung thành với việc thực hành ấy, từ dữ kiện này suy ra rằng cha đã khuyên những người con linh hướng của mình cũng thực hành như vậy. Vào thời đại của chúng ta, chúng ta có được diễm phúc là được lắng nghe phần lớn các bài đọc Kinh Thánh trong phần Phụng vụ Lời Chúa mỗi khi tham dự Thánh Lễ. Vì vậy, đối với những ai tham dự Thánh Lễ hằng ngày thì sẽ không cần đọc thêm một đoạn văn nào từ Kinh Thánh! Tất cả những gì chúng ta cần làm là hấp thụ sứ điệp của những gì chúng ta đã đọc/lắng nghe trong Thánh Lễ.

Tuy nhiên, hầu hết các Ki-tô hữu tham dự Thánh Lễ hằng ngày ít khi để ý đến sứ điệp phong phú của từng ngày dành cho chúng ta! Vì một lý do duy nhất là hiếm khi có một chút giây phút thinh lặng nào sau mỗi bài đọc, và thậm chí ở những chỗ cần phải giữ thinh lặng, câu hỏi được đặt ra là: người ta làm gì trong suốt thời gian thinh lặng đó? Bên cạnh đó, có bao nhiêu người biết rằng ý tưởng chính của bài đọc một trong Thánh Lễ thì luôn luôn phản ảnh và được mở rộng trong phần Thánh vịnh Đáp ca? Trong khi đó, hầu hết mọi người chỉ thấy Bài đọc ấy cũng giống như bao bài đọc khác, bài đọc ấy được sắp đặt và mang ý nghĩa trở thành một bài suy niệm về sứ điệp của Bài đọc một. Nơi đâu giây phút thinh lặng được tuân giữ sau bài đọc Sách Thánh và phần Thánh vịnh đáp ca được thực hiện một cách hợp lý, thì chúng ta có thể đoan chắc rằng Lời Chúa sẽ trở thành lương thực hằng ngày của chúng ta, giúp đào sâu và phát triển đức tin cũng như những lời đáp trả đầy tình thương của chúng ta trong suốt ngày sống.

Hơn thế, nếu chúng ta biết rằng sau tất cả các bài đọc trong Thánh Lễ, có một câu hỏi mà Thiên Chúa đang đặt ra cho mỗi người tham dự: ‘con có biết Ta yêu con dường nào không?’ và nếu mỗi người tự tìm cách để trả lời câu hỏi này, thì quả thực điều đó sẽ làm cho việc hiểu biết Kinh Thánh của chúng ta trở nên khác lạ! Kinh Thánh đơn giản chỉ là một câu chuyện kể về tình yêu không thể tin nổi của Thiên Chúa dành cho con cái Ngài được thể hiện qua 1.000 cách khác nhau, quả thực là đáng giá vì tình yêu ấy quá phong phú và mãnh liệt. Thế nhưng, điều sau cùng mà dường như chúng ta nhận thấy trong các bản văn Kinh Thánh đó là: tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta; chúng ta dễ dàng hiểu được những thực hành luân lý và những điểm khác đến nỗi thật ngạc nhiên vì làm thế nào chúng ta lại có thể đui mù như vậy! Thế nhưng, những ai được Thiên Chúa soi dẫn thì khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa trong Kinh Thánh và đáp lại Tình yêu ấy trong suốt ngày sống của mình. “Khi còn một mình Đức Giê-su, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn. Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Trời đã được ban cho anh em, còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.” Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?(Mc 4,10-13)

Quả thật, khả năng hiểu biết Lời Chúa là một ân huệ cao quý được ban cho tất cả mọi người, nhưng chỉ ít người đón nhận và thưởng thức được Lời ấy!