Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 02 ngày 13

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

 Vâng, tình yêu tiếp tục triển nở nơi những ân huệ và cảm xúc của nó.” [ ]

Dù điều đã nói trong bài suy niệm trước là hoàn toàn đúng, nghĩa là tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ vào trong tâm hồn chúng ta nhờ Thần Khí, tuy nhiên cũng vẫn đúng khi cho rằng tình yêu, như bất kỳ nhân đức nào khác trong cuộc sống chúng ta, đòi hỏi một tiến trình trưởng thành với con đường có ‘mũi tên bị bẻ gãy’: ba bước tiến và có thể là hai bước lùi! Sự thăng tiến của chúng ta trên con đường này sẽ chậm vì loại bỏ Cái Tôi khỏi mình quả là điều không dễ chút nào! Chúng ta biết rằng chính Đức Giê-su đã dành cả ba năm trường để huấn luyện các môn đệ của Người, thế nhưng vào cuối giai đoạn này, các ông ít tỏ cho thấy mình tiến bộ thực sự trên con đường này. Dĩ nhiên, có nhiều yếu tố và những cơ hội hiếm hoi của lòng quảng đại khi Tô-ma đề nghị với nhóm môn đệ: “Chúng ta hãy cùng đi để chịu chết với Thầy” (Ga 11,16-17), hay lòng dũng cảm được cảm hứng bởi tình yêu khi Đức Giê-su bị bắt, Phê-rô đã rút gươm ra và chém đứt tai đứa đầy tớ của vị Thượng Tế (Mt 26,51-54). Gạt sang một bên những ví dụ nhất thời, điều quan trọng đối với các tông đồ là phải tiến lên phía trước, từng bước từng bước đau khổ!

Đối với tất cả chúng ta, điều này cũng sẽ trở thành khuôn mẫu bình thường cho sự thăng tiến của chúng ta. Tuy nhiên, điều duy nhất có thể giúp đẩy nhanh tốc độ thăng tiến chính là việc cẩn thận và chăm chú lắng nghe Lời Chúa. Thế nhưng, mỗi lần Kinh Thánh được loan báo, chúng ta tập trung vào những ưu phẩm của Thiên Chúa được mạc khải nơi biến cố, và suy niệm những đường lối tuyệt hảo mà qua đó Ngài biểu lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm được rằng tâm hồn chúng ta được sưởi ấm và việc diễn tả lời đáp trả đầy yêu thương của chúng ta mới được đào sâu. Không ngạc nhiên lắm khi cha Eymard đề nghị rằng “một linh mục để cho một ngày trôi qua mà không đọc Kinh Thánh thì kể như đã lãng phí mất ngày đó rồi.” Linh mục ấy đã đánh mất cơ hội vàng để trưởng thành trong tình yêu Thiên Chúa qua việc dựa vào sức lực của mình, thay vì phải phó thác cho Thiên Chúa. Một cách khác có thể nhận ra những ưu phẩm của Thiên Chúa được phản ánh nơi những con người xung quanh chúng ta: lòng tốt của họ, sự sẵn sàng cho đi và giúp đỡ chúng ta trong những lúc cần, suy nghĩ chín chắn của họ,v.v.. Khi chúng ta lưu ý đến những phẩm chất này nơi người khác, chúng ta dành một ít thời giờ nghĩ đến họ trong tâm trí chúng ta, nếu chúng ta có thể thực hiện theo cách này, một trong những ‘điều ưa thích’ trong bộ nhớ của chúng ta, thì sự khác biệt sẽ chẳng xảy ra hay sao!?

Bị lãng quên do bản tính tự nhiên và nói chung là sự nông cạn trong hầu hết các mối tương quan của chúng ta, đặc biệt là trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi mà chúng ta đang sống hôm nay, chúng ta sẽ cần nhiều thí dụ về việc bị đánh động mạnh mẽ bởi tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho chúng ta trước khi chúng ta bắt đầu có thói quen suy nghĩ về dòng chảy của tình yêu. Khi chúng ta thường xuyên thực hành cách làm này, tình yêu của chúng ta không chỉ là dành cho Chúa nhưng còn cho tất cả mọi thụ tạo của Ngài. Tình yêu ấy chắc chắn sẽ triển nở một cách mạnh mẽ và đầy sáng tạo trong cách diễn tả! Một sự trợ giúp quý giá khác mà chúng ta có thể vận dụng với ích lợi to lớn đó chính là một ‘nhóm hỗ trợ’ có cùng suy nghĩ và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta bằng những kinh nghiệm của bản thân họ. Thật tuyệt vời nếu trong dịp kỷ niệm 200 năm này, một vài cộng đoàn Thánh Thể tự thành lập những nhóm này cũng như với các giáo dân, thì có thể nội tâm hóa và cụ thể hóa lời đề nghị của cha Eymard. Đó sẽ là một quà tặng cụ thể và thực tế dành cho Đấng Sáng Lập!