Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 27

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Thánh Thể phải trở thành mối bận tâm riêng, tư tưởng quen thuộc và thường xuyên, mục tiêu của những tu sĩ Thánh Thể.” [Suy niệm]

Đây là cách nói đơn giản khác cho thấy Thánh Thể phải là tâm điểm đời sống của mỗi tu sĩ Thánh Thể. Để điều này có thể xảy ra, người ta sẽ cần phải đi sâu vào suy nghĩ và tâm hồn của cha Eymard, và có lẽ là phải lần theo dấu vết của cuộc hành trình mà cha đã thực hiệntrong cuộc đời cha, cho đến khi cha đạt đến tầm mức của việc dâng hiến hoàn toàn và vĩnh viễn bản thân mình cho Chúa Giê-su và Chúa Cha. Đối với cha Eymard, đây là một cuộc hành trình dài, cha ước ao rằng những học trò của cha có thể làm việc này trong khoảng thời gian ngắn hơn và không cần phải nỗ lực nhiều, khi họ học được từ kinh nghiệm của chính cha. Cha có ý chỉ ra cho họ con đường đó!

Tuy nhiên, người ta phải thừa nhận rằng việc học hỏi phương pháp từ kinh nghiệm của người khác có thể đem đến cho người ta những bước đi khác nhau, điều gì đảm bảo rằng người học sẽ nỗ lực để cũng có được sự đam mê, sự kiên trì và sự cho đi hoàn toàn bản thân mà chính Đấng sáng lập đã làm- cũng như đến cuối cuộc đời dương thế của ngài? Bên cạnh đó, khi tìm hiểu cuộc đời của cha, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn rằng cha Eymard là một trong số những con người được tuyển chọn một cách đặc biệt.Ân sủng của Thiên Chúa không trở nên vô ích  nơi con người của cha. Phải thừa nhận rằng thậm chí ngày nay, Chúa Cha cũng tuyển chọn nhiều người có lòng quảng đại cho những ân huệ tương tự, hành trình thiêng liêng của mỗi người là độc nhất vô nhị và không thể lặp lại được. Vì thế, chúng ta phải chuẩn bị để chấp nhận những khác biệt nơi hai cuộc hành trình này ở những mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, những yếu tố nền tảng vẫn còn tồn đọng: một niềm say mê để gìn giữ tình yêu trở thành thực tại trung tâm và nền tảng cho cuộc sống của con người, một tiến trình đào tạo hay học tập trong vấn đề tình yêu, một sự theo đuổi không ngừng nghỉ chân lý nền tảng và một sự trở về thường xuyên khi cần thiết. Phải thừa nhận rằng những ân sủng này sẽ được ủy thác cho những học trò của cha Eymard trong việc đo lường sự quảng đại. Ngày nay, chúng ta, những tu sĩ Thánh Thể, có thể quảng đại dâng hiến chính mình cho việc thực hành thường xuyên này, dựa vào sự quảng đại cũng như tình yêu của cha Eymard để biến điều này cũng trở thành một thực tại đối với chúng ta. Chúng ta sẽ cần phải tìm nhiều cách thế và phương tiện để làm cho Thánh Thể trở thành tâm điểm của việc tham khảo. Chúng ta có thể đặt câu hỏi, chẳng hạn như ‘hành động mà tôi đang thực hiện liên hệ đến Thánh Thể mà tôi đã cử hành trước kia như thế nào?’; ‘bằng cách nào để hướng đến “quà tặng bản thân” mà tôi đã thực hiện trong Thánh lễ?’ ‘sứ điệp tình yêu của Chúa Cha chiếu rọi ánh sáng vào tình cảnh khó khăn hiện tại của tôi như thế nào?’

Lao vào lối sống này có thể là một viễn cảnh hết sức mạo hiểm- vì Chúa Cha sẽ không bao giờ chịu thua lòng quảng đại. Chúng ta có dám đưa ra một cố gắng chân thành và quảng đại không? Thay vì làm cho chúng ta hao mòn, việc quy hướng về Thánh Thể quả thực là sẽ sinh nhiều hoa trái và ích lợi lớn lao. Một người có niềm say mê như thế sẽ thực sự làm được những việc lớn lao, dù đó là khía cạnh tâm linh hay khía cạnh khác. Điều ấy giống như một tia nắng mặt trời chiếu rọi vào một điểm- thậm chí nó sẽ đốt cháy một mẩu giấy đặt tại điểm đó! Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta thường không thỏa mãn với một thanh sắt được nung chảy- chúng ta muốn có nhiều thanh sắt được nung chảy vì điều này làm cho chúng ta bận bịu- nhưng lại không tập trung được?!?