Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 25

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Chúa chúng ta đã làm cho tôi hiểu ra rằng Người ưa thích quà tặng nơi trái tim tôi hơn tất cả những quà tặng bên ngoài khác mà tôi dâng cho Người, thậm chí nếu tôi dâng cho Người trái tim của mọi người mà lại không dâng chính mình tôi cho Người.”  [Cuộc đại tĩnh tâm ở Rô-ma, 1865]

Ở đây, cha Eymard xoáy vào chân lý nền tảng nhất trong hoạt động tông đồ của các Ki-tô hữu. Trong khi tình yêu Thiên Chúa là đạo lý nền tảng trong niềm tin của chúng ta, thì lời đáp trả đầy yêu thương của chúng ta giống như điểm căn cốt làm cho hoạt động tông đồ của Ki-tô hữu phát sinh hoa trái. Những gì chúng ta làm không quan trọng bằng tinh thần chúng ta đặt vào trong đó. Và Tình Yêu chính là tinh thần biến đổi tất cả hoạt động của chúng ta và làm cho nó không chỉ được Thiên Chúa chấp nhận, mà còn đem lại những hoa trái và kết quả khả quan. Chúng ta nhớ lại bài ca đức ái của thánh Phao-lô- ‘giả như tôi nộp thân thể tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng yêu mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi…’ (1 Cr. 13,1-3).

Nhiều lúc, chúng ta quyết định tặng những món quà bên ngoài cho những người mình yêu mến, chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta càng cho nhiều thì họ càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Cha mẹ thường rơi vào cạm bẫy này, họ hành động theo cách của mình để cho con cái nhiều thứ- nhưng không đủ cho chính chúng, cho thời giờ của chúng, sự hiện diện của chúng, tình yêu và sự hiểu biết của chúng. Và khi con cái dường như cảm thấy sung sướng, họ nhận ra rằng họ quên đi những điều căn bản. Trong mối tương quan của chúng ta với Chúa cũng vậy, tình yêu sâu đậm và hiểu biết của chúng ta là cái tạo nên sự khác biệt, chứ không phải là những cái bên ngoài.

‘Hỡi con, hãy dâng cho ta trái tim của con’ (Cn. 23.26)- là một đòi hỏi của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Và cho đến khi chúng ta thực sự dâng cho Người trọn cuộc sống của chúng ta (biểu tượng bằng trái tim) bằng tình yêu, lời đề nghị của Người sẽ vang mãi bên tai chúng ta! Thiên Chúa biến đổi chúng ta bằng mối dây liên kết mật thiết với Người và cho tới khi đó, mọi sự sẽ không thể thay thế được nó. Nếu chúng ta có thể nói rằng: ‘Tất cả những hành động cuồng dại của chúng ta nếu không có lòng yêu mến thì sẽ chẳng vươn tới được Thiên Chúa; nhưng tình yêu sâu thẳm của chúng ta dù đi kèm với một việc làm nhỏ bé cũng sẽ làm vui lòng Người nhất.’

Cách làm này dường như rất tự nhiên, vì đây là cách mà chính chúng ta cảm thấy nơi người khác khi họ nói là yêu mến chúng ta, chúng ta thường không nhìn vào sự ngớ ngẩn của chính chúng ta trong tương quan với Thiên Chúa. Việc chúng ta nhận thức rõ được “khuynh hướng thích đặt sự vật lên trêncon người”quả thực là một ân huệ đến từ Chúa Cha. Không ngạc nhiên gì khi cha Eymard viết: “Chúa chúng ta đã làm cho tôi hiểu ra rằng Người ưa thích quà tặng nơi trái tim  tôi hơn là những quà tặng bên ngoài mà tôi dâng cho Người…”

Thế nên, không cần băn khoăn lắm khi cha Eymard nhắc đi nhắc lại bằng nhiều cách khác nhau về điểm cốt yếu của tình yêu dành cho các tu sĩ Thánh Thể. Cha đòi hỏi rằng ngay từ ngày bước vào nhà tập, khía cạnh này cần phải được chú trọng và luôn được trau dồi. Khi chúng ta nhìn vào Hội Dòng ngày nay, và đặc biệt khi chúng ta lắng nghe những lời khiển trách được nhắc đi nhắc lại của Ban Cố Vấn Tổng Quyền, chúng ta nhận ra rằng đây chính là một lĩnh vực mà trong đó chúng ta có nhiều thúc bách và nhiều công việc hữu ích hơn để làm. Kỷ niệm hai trăm năm có thể là một sự khích lệ đáng kể về phương diện này.