Tháng Năm, Ngày 01

Việc thờ lạy không thể thực hiện một cách tốt đẹp nếu thiếu hiệp thông” [ ]

 Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ 20, có lẽ việc cầu nguyện không mấy phổ biến trong Hội thánh. Nhiều người cho rằng thay vì lãng phí thời giờ vào việc cầu nguyện, thì tốt hơn hết là dùng khoảng thời giờ ấy để phục vụ người nghèo và những người có nhu cầu! Thật không khó để nhận ra rằng dành một giờ để cầu nguyện trước Thánh Thể sẽ là lãng phí nếu việc cầu nguyện ấy không biến đổi người cầu nguyện, dù chỉ là một chút! Việc cầu nguyện của chúng ta không phải đơn thuần làđem lại vinh quang cho Thiên Chúa bằng việc dùng những lời, cụm từ và những bài thánh thi đẹp. Ước muốn duy nhất của Thiên Chúa, đó là: chúng ta được tràn đầy tình yêu của Người và trở nên những công cụ biết chia sẻ tình yêu ấy cho người khác. Đó chính là việc thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật, như Chúa Giêsu đã khuyên bảo (Ga 4,23). Thiên Chúa không cần những lời trống rỗng của chúng ta, thay vào đó Người tìm kiếm tâm hồn và cuộc đời của chúng ta! Người muốn sai chúng ta ra đi để trở thành những tông đồ cho tình yêu của Người.

Vì thế, điều cốt yếu trong việc cầu nguyện của chúng ta chính là tình yêu, tình yêu mà chúng ta có được nhờ vào việc kết hiệp với Thiên Chúa. Tình yêu đưa chúng ta vào sự liên hệ mật thiết với Thiên Chúa nơi Lời và Nhiệm tích Tình yêu của Người. Nhưng như chính Chúa Giê-su đã nói với chúng ta, chúng ta không thể nói chúng ta yêu mến Thiên Chúa nếu đồng thời chúng ta không yêu thương người thân cận của chúng ta. Hơn thế, Ngài còn nhắc nhở chúng ta rằng người thân cận là bất cứ ai ở xung quanh chúng ta, những người đang cần được giúp đỡ. Chính lúc chúng ta biết mở lòng mình ra và phục vụ những con người đang cần được giúp đỡ này, thì chúng ta thực sự yêu mến Thiên Chúa. “Mỗi lần các ngươi làm điều này cho một trong những người anh em bé nhỏ của Ta là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

Ẩn sâu bên dưới cuộc tranh luận giữa cầu nguyện và hoạt động của Ki-tô giáo mà chúng ta nhận thấy nơi cuộc sống của nhiều Ki-tô hữu có thể là một sự hiểu biết chưa hoàn hảo khi nói rằng ‘Chúa Giê-su thực sự và chỉ hiện diện một cách thực sự dưới hình Bánh Thánh’

Thực ra thì, Công đồng Vaticano II và nhiều bài viết của Đức Thánh Cha cho chúng ta biết Chúa Giê-su hiện diện một cách thực sự trong bảy cách khác nhau: 1/ Thánh Thể. 2/ Lời. 3/ Các Bí tích. 4/ Hội Thánh [nơi có hai hay ba…]. 5/ Người nghèo [điều các ngươi làm…]. 6/ Mỗi cá nhân đã được rửa tội [ai ăn thịt Ta…]. 7/ Phẩm trật [ai lắng nghe các ngươi…]. Điều được đề cập đến ở đây là Chúa Giê-su đang hiện diện một cách tương tự và thực sự trong bất kỳ và tất cả mọi hình thức. Sự hiện diện này là cách thế tương tự, duy nhất và là hình thức của những thay đổi hiện tại. Và trong sự hiện diện này, Chúa Giê-su cũng bày tỏ những mối tương quan liên cá nhân mà chúng ta nhận ra nơi con người.

Vì vậy, không ai có thể nói rằng việc “kết hiệp” của chúng ta với Chúa Giê-su chấm dứt ở hay chỉ được tìm thấy nơi Thánh Thể hay việc cầu nguyện trước Thánh Thể. Việc kết hiệp được đổi mới ở đó, nhưng phải tiếp tục diễn ra trong suốt cả ngày khi chúng ta chuyện trò thân mật với cùng một Chúa Giê-su, Đấng đang hiện diện với chúng ta qua những cách khác, đặc biệt nơi con người. Vì thế, việc cầu nguyện của chúng ta phải biến đổi cuộc đời chúng ta… đó chính là việc kiểm tra sau cùng về hiệu quả của việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta ngày càng trở nên giống Chúa Kitô hơn trong cách đối xử với người khác, đặc biệt là chúng ta có thể vui vẻ đón nhận Thập giá trong cuộc đời mình. Cầu nguyện và cuộc sống phải liên kết với nhau: chúng ta dùng cuộc đời mình để cầu nguyện và dùng lời cầu nguyện để khơi nguồn cuộc sống.