Gắn bó với Chúa Giê-su trong cuộc thương khó

 GẮN BÓ VỚI CHÚA GIÊ-SU
TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ

Ga 18, 1-19,42

           

Kính thưa Cộng Đoàn Phụng Vụ, có lẽ không ít lần chúng ta tự đặt ra lời hỏi cho mình: sao Chúa gọi tôi đi tu?. Qua hình ảnh Phêrô và Giuđa trong trình thuật thương khó hôm nay một lần nữa giúp cho chúng ta ý thức hơn về chính ơn gọi của mình. Cách riêng ngày hôm nay, chúng ta Ý thức cách đặc biệt là để gắn bó với Chúa Giêsu trong chính cuộc thương khó của Ngài. Vì, trước cuộc thương khó mà Chúa Giêsu sắp đối diện, nơi 12 Tông đồ chính tay Chúa chọn mà hôm nay: “Một người nộp Thầy – Một người đã chối Thầy –ngoài Gioan thì còn lại cũng bỏ chạy hết” để người phải cô đơn trên Thập giá. Tôi thì sao?

       Thưa Cộng đoàn, hoá ra khi Chúa chọn các ông Chúa không biết rằng một ông sẽ bán mình và ông còn lại sẽ chối mình/ bỏ mình chạy hay sao? Để rồi hôm nay ra như thế này. Như vậy, Rõ ràng ta thấy lời cảnh báo và cảnh tỉnh của Chúa Giêsu với  Giuđa và Phêro là bất lực. Kết quả là Giuđa vẫn phản bội và phêrô vẫn chối đó. Cuối cùng như chúng ta đã biết là: Phêrô đã bắt gặp ánh mắt Chúa Giêsu và đã tỉnh ngộ quay 180 độ về với Chúa và trở Tông đồ nhiệt thành. Còn Giuđa vẫn cứ bước đi trong bóng tối của sự dữ. Khi Giuđa quyết bước ra đi thì một bầu trời tối đen chào đón ông ta. Từ đó mọi hành vi của ông đều ở trong tăm tối khi ông cấu kết với sự dữ để kết án Chúa Giê-su (bóng tối trong Tin Mừng Gioan là nói đến sự dữ). Ngược lại, ta thấy: Phêrô nhào vô hỏi Thầy đi đâu và cho con đi với. Chúa Giêsu trả lời “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được; nhưng sau này anh sẽ đi theo.” Sao không được, con thí mạng vì Thầy mà (Phêrô đang ở đỉnh cao của lòng trung thành). Chính lúc này, Chúa Giêsu cảnh tỉnh Phêrô: gà chưa gáy anh đã chối Thầy ba lần đó anh à.

Vâng, thưa Cộng đoàn, chúng ta tu là một hành trình đi theo Chúa.

       Hành trình tâm linh Giuđa và Phêrô giống như biểu đồ hình Sin” dựa trên một trục chính là Chúa Giêsu. Nghĩa là phêrô khởi đầu ở dười đi lên thì Giuđa bắt đầu từ trên nhào xuống và nó cứ lộn nhào xung quanh một cái trục là Chúa Giêsu. Lúc Phêrô nhào lên anh hùng cho rằng thằng nào chối thầy thì chối chứ thằng này là “never” Không bao giờ chối; và khi ấy hình ảnh của Giuđa lại nhào xuống sâu tận đáy của sự phản bội Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy” Giuđa rời bàn ăn thì trời đã tối. vv; và ngược lại, Trong khi Phêrô lộn nhào xuống qua việc chối Chúa (gà chưa gáy, anh đã ba lần chối thầy rồi đó). Thì đối lại là Giuđa nhảy tọt lên, ông người đầu tiên tuyên bố trước thượng hội đồng là Chúa Giêsu vô tội (tôi đã nộp máu người vô tội).

            Nhìn vào đời tu hôm nay cũng vậy: “mới ngày nào nằm trên cung thánh thề sống thề chết khấn xin, vậy mà không lâu cất bước ra đi. Rồi đời sống hôn nhân cũng thế, mới ngày nào anh cầm lấy tay em thề sống thề chết yêu thương nhau trọn đời. vậy mà không lâu sau ra toà ly dị đường ai nấy đi.

Thưa CĐ, tất cả điều ấy vẫn diễn ra có lẽ vì họ vẫn chưa gặp được Chúa/ chưa gắn bó cuộc đời mình vào cuộc Thương Khó của Chúa. Nghĩa là chưa yêu thực sự.

            Có một câu nói thế này: “tình yêu được trao ban ngay cả khi quá nhiều cũng không đủ”; nói cách khác là “càng nhiều thì càng thiếu”. Tại sao nhiều mà vẫn không đủ? Thưa! Bởi vì, người iu này tiếp tục khao khát và tiếp tục yêu. Trên Thập giá Chúa Giêsu phải thốt lên “TA KHÁT”- Ngài là một “kẻ khát. Khát gì? Thưa!…  Khát tình yêu, Ngài khát tình yêu của Chúa cha/ Ngài gắn bó với Chúa Cha. Niềm vui – hạnh phúc lương thực – đời sống của Thầy là Cha. “Thầy ở trong Cha; Cha ở trong thầy; Thầy và Cha Là Một”. không chỉ thế mà Ngài còn khát tình yêu của chúng ta nữa. Chính trong tình yêu đó và Ngài vượt qua tất cả mọi giới hạn “để đến – để ở” với chúng ta. Cho dầu giới hạn của trời cao đất thấp; cho dầu giới hạn của lề luật- bệnh tật -sống chết- Ngài vượt qua tất cả. Cơn khát tình yêu đó đã khiến cho ngài cho đi trọn vẹn chính Ngài.

            Hôm nay, trên thập giá Ngài nói với chúng ta: TA KHÁT. Chúng ta có cơn khát đó của Chúa Giêsu không? Hay là cơn khát nào đang có trong tâm hồn chúng ta?.

            Đôi khi cơn khát này dẫn ta lầm tưởng nó với những khát vọng đó là: tham vọng – nó vô đáy. Bằng chứng là nếu ta giàu thì muốn giàu hơn… thống trị một đất nước chưa đủ – cả thế giới. không biết cả thế đã đủ chưa? Cụ thể là cuộc chiến của Nga hiên nay. – trong đời tu của chúng ta có không? Chắc là có… Cơn khát Tiền-Tài-Danh có không? Không có! thì khấn làm gì: Khiết tịnh – Khó nghèo – Vâng phục chẳng phải là để giữ mình khỏi những “món đó” sao. Nếu sống trong nhà dòng mà chúng ta không cảm thấy bình an và hạnh phúc/ thì! rất dễ rơi vào khát vọng của thế gian. Lời Chúa hôm nay mời gọi: chúng ta có cơn khát sâu thẳm bên trong tâm hồn – khát Thiên Chúa. Làm sao để mình thỏa được cơn khát này? Cha Eymard nhắc nhở chúng ta: “Có Chúa Giêsu Thánh Thể. Tôi hỏi bạn – bạn cần gì hơn nữa?”. Chỉ có Chúa Giêsu mới làm cho chúng ta được no thỏa mà thôi. Đó là chính Mình và Máu thánh Chúa Kitô làm cho chúng ta no thỏa. Như vậy:

       Thập giá thuần túy là đau khổ, nhưng khi gặp tình yêu thì trở thành Thánh Giá tức là Ơn Cứu Chuộc. Hôm nay, Trong cơn khát đó, Chúa mở toang tất cả – trao ban tất cả.  Xin cho mỗi người chúng ta/ là tu sĩ Thánh Thể biết đáp lại bằng một của lễ tình yêu là: luôn trao cho Ngài những nụ hôn của lòng mến – và nụ hôn của lòng trung thành phụng sự Chúa.  Dẫu rằng đời tu của chúng ta có lúc nhào lộn đi nữa thì hãy cố gắng trở nên TRÙNG KHÍT với CHÚA GIÊSU bao nhiêu có thể. Càng trùng khít bao nhiêu thì chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa bấy nhiêu. Nghĩa là mọi giây phút trong đời, chúng ta phải luôn luôn gắn bó với Chúa Giêsu trong cuộc thương khó của Ngài.

 Lm Giuse Nguyễn tường Văn SSS