Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 3 ngày 02

 

“Thánh Lễ là sự cảm nếm trước bàn tiệc vĩnh cửu.” [ ]

 Vì khoảng cách vô biên giữa Thiên Chúa với chúng ta, nên chúng ta phải trở về với việc dùng ngôn ngữ biểu tượng khi đề cập đến mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên rằng những biểu tượng tự bản chất chứa đựng những khía cạnh của thực tại mà chúng ám chỉ, mặc dù thực tại luôn luôn vĩ đại hơn những gì mà biểu tượng có thể chuyển tải. Vì thế, chính Thánh Lễ, thậm chí trong điều kiện tốt nhất, cũng sẽ không diễn tả hết được bàn tiệc Nước Trời- “Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần,ơn nói tiên tri cũng có hạn.Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi.Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con,hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con;nhưng khi tôi đã thành người lớn,thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con.Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương,mai sau sẽ được mặt giáp mặt.Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn,mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi.Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến,cả ba đều tồn tại,nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” (1Cr 13,9-13).
Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng vì chúng ta dùng ngôn ngữ biểu tượng trong phụng vụ nên chúng ta có nguy cơ đánh mất hoàn toàn thực tại bên trong vốn là điều quan trọng nhất. Vì biểu tượng phải bao gồm hai khía cạnh: hữu hình và vô hình, chính khía cạnh hữu hình ám chỉ đến khía cạnh vô hình cũng như làm cho khía cạnh vô hình được hiện thực! Nhưng khi cử hành Thánh Thể, hầu như chúng ta chỉ nắm bắt những yếu tố bên ngoài, thực ra, chúng ta có thể bị thu hút quá nhiều vào đó đến nỗi chúng ta sẽ không thể hiện tại hóa bất cứ “thực tại bên trong” nào cũng như sẽ kết thúc bằng một cử chỉ trống rỗng. Vì thế, việc bẻ bánh bên ngoài phải ám chỉ đến việc bẻ Cái Tôi bên trong (có ý thức) chúng ta. Nếu chúng ta không có ý định về bất kỳ sự dâng hiến bản thân nào, thì cử chỉ trong nghi thức sẽ trở nên vô nghĩa.
Áp dụng điều này vào bàn tiệc tình yêu trên thiên quốc, vì thế, trong khi chia sẻ tại bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cần ý thức nuôi dưỡng những cảm xúc của sự hiệp nhất và tình yêu, của chia sẻ và tha thứ, của việc tìm kiếm một cộng đoàn huynh đệ. Vì Chúa Giê-su đã phán: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5,23-24). Thường thì chúng ta nhìn vào khía cạnh “tương đồng” hay hợp lý giữa những hành động và ý hướng của chúng ta, vì thế có nguy cơ lãng quên bàn tiệc Nước Trời. Luca không do dự khi viết: “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: “Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!”, thì ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!” Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài (ám chỉ đến Thánh Thể?), và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. Nhưng ông sẽ đáp với anh em: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!””. (Lc 13,25-28). Vì thế, chúng ta phải đảm bảo rằng ít nhất chúng ta “cảm nếm” được bàn tiệc thiên quốc này trong mỗi Thánh Lễ chúng ta cử hành, chỉ khi đó chúng ta mới cảm nghiệm được bàn tiệc Nước Trời thực sự.