Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 11 ngày 27

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

“Tôi không bảo ông phải làm  việc để có được kiến thức. Ông đang làm điều đó bằng sự kiên trì và lòng dũng cảm. Nhưng hãy thêm vào những thành tố này  một tinh thần của đức tin, vốn sẽ làm cho chúng trở nên thánh thiêng,  nghĩa là lý do của mọi  sự, và tinh thần của đức mến là chính sự thánh thiện của chúng.”[gửi cho Aiphonse Tenaillon, 2/1867]

Đức tin và đức mến là hai nhân đức hay hai ân huệ cốt yếu mà Hội Thánh cầu xin trong mỗi Thánh lễ, vì chúng là những cơ sở để qua đó hành trình thiêng liêng  của chúng ta được xây dựng. Tuy nhiên, thật đáng để lưu ý rằng  cha Eymard có thể đã chọn ra những nhân đức này cách đây  150 năm khi thần học về Thánh Thể chưa phát triển cũng như chưa được diễn tả một cách rõ ràng. Một đức tin sâu đậm và sống động đảm bảo rằng một người sẽ nhìn vào thực tại và đáp trả lại từ chính cái nhìn của Thiên Chúa. Người ta tự nhắc nhở mình rằng đường lối của Thiên Chúa không phải là đường lối của chúng ta, suy nghĩ của Ngài thì hoàn toàn khác với chúng ta. Một trong những hệ quả của điều này đó là không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được những lý do hợp lý cho những sự việc xảy ra trong cuộc đời mình. Nhiều bí nhiệm sẽ vẫn không thể nào giải thích được và vẫn mãi là mầu nhiệm, nhưng chỉ có thể chấp nhận bằng đức mến và trong đức tin mà thôi.

Trong lúc tình cảnh này sẽ gây phiền hà cho những người khác và có thể dẫn đến một cuộc nổi loạn nội tại, người tôn thờ đích thực sẽ biết cách xoay xở dễ dàng. Người ấy tin rằng đối với những ai yêu mến Thiên Chúa thì mọi sự sẽ diễn ra theo hướng thuận lợi, và vì thế dù kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa không thể tỏ hiện ngay trên bề mặt, nhưng người ấy tin mọi thứ  sẽ diễn ra vì lợi ích hàng đầu của những ai quan tâm đến kế hoạch ấy. Và do đó, sự cộng tác phải đạt đến cực đại và hết sức nhiệt tình. Đức tin sẽ chiếu tỏa để chống lại nền tảng của bóng tối cũng như những điều không chắc chắn, và người có đức tin sẽ nhận ra sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa trong khi những người khác chỉ thấy tai họa và sự chết chóc!

Thế nhưng, tất cả những điều này có thể xảy ra theo chiều hướng không được trợ giúp hay không thể tránh khỏi, chứ không phải trong trường hợp của người tôn thờ. Đối với họ, chính tình yêu chi phối tất cả câu trả lời mà họ đưa ra vì chính nhờ tình yêu mà họ nhận ra mọi sự đang diễn ra trong cuộc đời mình. Như Thánh vịnh 32 quả quyết một cách mạnh mẽ ‘người trung tín cũng như kẻ bất tín đều phải gánh chịu những bấp bênh và bất an trong cuộc đời này, nhưng con cái Thiên Chúa luôn luôn cậy dựa vào tình yêu của Chúa Cha. Chính vì lý do này mà ánh sáng chiếu rọi vào giữa đêm tối, niềm vui không thể hiểu nổi ngay giữa nỗi buồn và chúng ta có thể tìm thấy cái giá của hạnh phúc cũng như hiểu rõ hơn về những tình cảnh xung quanh chúng ta’ (Leslie Brandt, Psalms Now, trang 52)

Phương pháp này của đức mến là điều làm cho đời sống của người tín hữu trở nên “thánh thiện” theo nghĩa gốc của từ khác biệt với những người khác. Trong khi tất cả mọi người trên thế gian chịu đau đớn, người tín hữu sẽ không phải chịu đau khổ, ‘cảm giác lo sợ’ mà một người sẽ phải trải qua vì người ấy không hiểu được lý do của đau khổ; họ cảm nhận được những khó khăn nhưng không bao giờ gặp ‘rắc rối’. Vì thế, cuộc sống được diễn  ra trên một hành tinh xa lạ và người tôn thờ có thể đứng vững  như ‘những vầng hào quang chiếu sáng trên thế gian’! (Pl 2,15). Đức mến dung thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được cũng như không bao giờ bỏ cuộc vì thất vọng! (1 Cr 13,7-8).