Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 02 ngày 01

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

 Quà tặng bản thân (gift of self) đòi buộc mỗi người hãy để cho Chúa Thánh Thần làm việc nơi mình, bao nhiêu có thể và trong hiện thực, chứ không đơn giản chỉ mang nghĩa ẩn dụ là sự hóa mình ra không của Chúa Giê-su. Sự kết hiệp này có được là nhờ ân sủng, lời cầu nguyện và trên hết chính là nhờ Thánh Thể” [Suy niệm về sự nhận thức sâu sắc của cha Eymard].

Tất cả chúng ta biết rằ ng việc cử hành Thánh Thể theo thói quen sẽ chẳng đem lại hiệu quả biến đổi nào trong cuộc đời chúng ta cả. Cốt lõi của Thánh Thể chính là hy tế của Chúa Giê-su (như đã được diễn tả trong khung cảnh của vườn Giệt- si-ma-ni ‘Lạy Cha! Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha’). Trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta liên kết của lễ nhỏ bé c ủa chính chúng ta với của lễ đầy yêu thương của Chúa Giê-su và dâng lên Chúa Cha. Để của lễ của chúng ta mang lại hiệ u quả, thì của l ễ ấy cần một nơi (nơi mà Cái Tôi vẫ n chiếm ưu thế) vốn được chọn lựa và của lễ ấy được đặt trên bàn thờ cùng với bánh và rượu. Việc dâng bánh rượu (mà không kèm theo của l ễ của chính chúng ta) sẽ chỉ là dâng những của lễ mang tính biểu tượng, ẩn dụ và trống rỗng.

Vi ệc kiểm nghiệm xem hy lễ của chúng ta là thực hay chỉ là ẩ n dụ sẽ được thể hiện ra khi chúng ta tìm cách sống Thánh Lễ. Nếu hy t ế của chúng ta phát xuất từ chính con tim, thì chúng ta sẽ ý thức được của lễ ấ y trong suốt ngày sống. Chúng ta sẽ khẳng đị nh lại quyết định chết đi cho Cái Tôi của mình mỗi khi có cơ hội. Vì thế, những hi ệu quả của một Thánh Lễ hữu hiệu sẽ kéo dài suốt cả ngày. Thực tế, lời cầu xin của chúng ta trong suốt Thánh Lễ chính xác là: Chúa Thánh Thần sẽ ban cho chúng ta những cơ hội trong suốt cả ngày, để chúng ta có thể sống hy tế của mình. Vì thế, rõ ràng là nếu chúng ta không hiểu ý nghĩa của Quà Tặng Bản Thân này, chúng ta sẽ không chứng minh được quyết định của chúng ta được đề ra trong suốt Thánh Lễ.

Cũng như trong trường hợp của chính Chúa Giê-su, đồi Can-vê phải diễn ra sau Phòng Tiệc Ly/ vườn Gi ệt-si-ma -ni. Đối với Chúa Giê-su, đồi Can-vê đơn giản chỉ là sự hiện tại hóa cam kết của Ngài vớ i Chúa Cha được thể hiện rõ ràng trong vườn Giệt-si-ma-ni. Chúng ta cũng để ý rằng khi hiến dâng chính mình qua lờ i cầ u nguyện, Chúa Giê-su đã không bao giờ phản bội lại cam k ết của Ngài trong suốt Cuộc Tử Nạn và s ự chết; Ngài vẫ n luôn trung thành với hy tế của Ngài cho đến cùng, và để lại cho chúng ta một mẫu gương về việc cử hành Thánh Thể trong đời s ống hàng ngày phải như thế nào, đó là bằng lòng trung thành và tình yêu.

Cha Eymard đã mau mắ n nhắc nhở chúng ta r ằng Quà Tặ ng Bả n Thân diễn ra thường xuyên ấy chính xác là hiệu quả ân sủng của Thiên Chúa; cha cũng nhắc nhở chúng ta cần khẳng định lại của lễ của mình trong bối cảnh của việc cầu nguyện ngoài Thánh Lễ. Nó khởi đi từ Thánh Lễ, được đào sâu trong suốt việc cầu nguyện tr ước Thánh Thể của chúng ta, và cuối cùng được thực hiện một cách hăng háiqua những cam kết hàng ngày của chúng ta.