Mẹ Mạc-gơ-rit Ghi-ô, Bề trên tiên khởi Dòng Nữ tỳ Thánh Thể

I- THỜI NIÊN THIẾU CỦA MARGUERITE

1. Gia đình đạo hạnh Gia đình là nơi đầu tiên hình thành đời sống kitô hữu.
4/12/1815 Sinh tại Chasselay – Lyon.
6/12/1815 Rửa tội.
Sinh ra trong một gia đình công giáo ngoan đạo. Cha mẹ của Marguerite rất được dân làng Chasselay yêu mến và tin tưởng để xin ý kiến về những khó khăn của họ.
– Ông bà có sáu người con: năm gái một trai. Cậu con trai duy nhất qua đời rất sớm khi mới ba tuổi. Chỉ có chị Benoite, cô con gái cả lập gia đình mà thôi. Marguerite là con út trong gia đình. (Mẹ Marguerite, S. Suzanne, 2015)
Ông bà rất chú ý giáo dục con cái về đời sống nhân bản cũng như đời sống thiêng liêng. Ngay sau khi rửa tội cho bé Marguerite, ông bà đã dâng con cho Đức mẹ và xin một thánh lễ tạ ơn. Lớn hơn một chút, Marguerite được mẹ dạy cho biết cầu nguyện và tập các nhân đức, nhất là biết hy sinh hãm mình.
Lên 6 tuổi, ông bà đã chọn trường các sơ thánh Charles cho Marguerite đi học, nơi đó thuận lợi cho việc học nhân bản và đời sống Kitô hữu. Cô bé học hành tấn tới còn cô giáo thì lo lắng bởi vì cô bé lý lẽ quá. Marguerite cũng sớm nhận ra khuyết điểm của mình là kiêu ngạo và làm dáng.2. Ý muốn dâng mình cho Chúa
Lên 10 tuổi, cô bé thường đi thăm các bệnh nhân để chuẩn bị rước lễ lần đầu.
1/4/1827 12 tuổi, Rước Lễ Lần Đầu tại Chasselay vào chủ nhật lễ lá.
Vào buổi chiều ngày đó, Marguerite có ý nguyện muốn dâng mình trong đời tu. Đời sống của cô bé hướng về nội tâm hơn, làm giờ thánh vào mỗi tối thứ năm lúc 23giờ 30 để hiệp thông cầu nguyện với Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, xin ơn tha tội cho tội nhân.
Sau khi rước lễ lần đầu, Marguerite ra thành phố làm việc với chị cả trong một tiệm giặt ủi các loại vải thêu thùa ở quảng trường Bellecour- Lyon.
7/6/1827 Thêm sức tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Gioan ở Lyon.
Trong thời gian này, Marguerite xưng tội và xin với cha giải tội hai ý nguyện, Phạt xác và khấn đồng trinh:
Phạt xác thì linh mục đồng ý, còn khấn đồng trinh thì không. Bởi vì, cô còn trẻ quá, nguy hiểm. Chị không dám nài nỉ. Nhưng tiếng gọi từ bên trong thức tỉnh tâm hồn chị. Chị tìm cơ hội thuận tiện khi có dịp trở về thăm Chasselay để thực hiện ý nguyện. Ngày hôm đó là chúa nhật 18/10/1828 đang dự lễ đến phần mời gọi nâng tâm hồn lên với Chúa, Marguerite nói: “Trong sự hiện diện oai phong thánh thiện của Thiên Chúa tốt lành, từ đáy lòng con cùng với thiên thần bản mệnh, con xin khấn đồng trinh trọn đời”.3. Bệnh tật
15 tuổi Bị bệnh đau cột sống do làm việc nặng tại xưởng giặt với chị. Mẹ chị vội vã đem về Chasselay chăm sóc. Mặc dầu đau đớn chị vẫn luôn dịu hiền và kiên nhẫn. Tôi phải kết hiệp những đau khổ của tôi với cuộc thương khó của Đức Kitô.
20 tuổi vào tu trong Dòng Thánh Tâm, Dòng này có hai mục đích: chầu Thánh Thể và giáo dục người trẻ. Những ngày đầu, chị cảm thấy bối rối, buồn chán, mất tinh thần, sau đó ngã bệnh. Cha chị lên nhà Dòng đón về nhà chăm sóc.
Tháng 2/ 1830 Marguerite trở ra thành phố Lyon làm kế toán, một công việc nhẹ nhành phù hợp hơn.
3/8/1844 Ông Guillot qua đời. Ông đã nhận được Bí Tích hòa giải và xức dầu trước khi qua đời, nhờ Marguerite có ý khấn xin cùng thánh Philomène.II– LÀM VIỆC DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHA EMA
1. Dòng Ba Đức Mẹ
a) Gặp Cha Ema 22/2/1845 Cha Ema giảng tĩnh tâm mùa chay tại nhà nguyện của Bệnh viện Bác ái ở quảng trường Bellecour -Lyon ( Lúc đó cha Ema là Giám tỉnh Dòng Đức Mẹ tại Lyon). Sau khi bà Guillot, mẹ của Mguerite nghe giảng về, bà kể cho Marguerite nghe về cha giảng phòng, ngài như một vị thánh. Bà đề nghị Marguerite đi xưng tội với cha Ema, thương mẹ cô nhận lời. Đó là một ân huệ lớn sau lần gặp gỡ đầu tiên này. Marguerite sung sướng kể về cha Ema như sau: “cha nói thật đúng về cuộc sống của tôi, trạng thái nội tâm, khuynh hướng, ơn Chúa ban và những nỗi nặng nhọc của tôi”. Cha đề nghị tôi làm tuần 9 ngày tìm ý Thiên Chúa. Nếu Chúa muốn, cha sẽ là linh hướng cho con. Nhưng Marguerite trả lời: con sợ. – Cha nói tiếp: con không muốn, cha cũng không, nhưng chúng ta làm những gì Thiên Chúa muốn. Nếu con đồng ý, sau tuần chín ngày, con đến tìm cha ở cộng đoàn Dòng Đức Mẹ nhé”.
Trong thời gian đồng hành, lần kia, chị xin cha làm việc phạt xác. – Việc phạt xác nào con muốn? –phạt xác 50 roi. – Hãy đánh 1 roi thôi vì vâng lời hơn là 50 roi bởi ý riêng.
Theo dòng thời gian, cha Ema nhận thấy Marguerite muốn dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Cha khích lệ chị tiến tới và đừng ngã lòng vì bất cứ lý do gì. Chị ngỏ ý muốn dâng mình cho Chúa nhưng đừng buộc sống cộng đoàn.b) Hình thành gia đình Nazaret
12/ 1845 Cha Ema được chọn làm giám đốc Dòng ba Đức Mẹ. Cha đồng ý vì Marguerite muốn sống đời tu nhưng không thích sống cộng đoàn, Dòng Ba Đức Mẹ là nơi phù hợp cho Marguerite.
1847 Gia đình Guillot làm lời khấn tư
19/3/1847 Marguerite khấn đổi tên Sr Marie de Joseph ( Maria Giuse)
25/3/1847 ba người chị của Marguerite cũng khấn, lấy tên:
Mariette lấy tên Sr Marie d’incarnation ( Maria nhập thể)
Claudine lấy tên Sr Marie du Saint Sacrement( Maria Thánh Thể)
Jenny lấy tên Sr Marie de Bélem ( Maria Belem)
5/11/1847 bà Guillot cũng khấn
10/6/1848 Marguerite ngã bệnh rất nặng.
20/8/1848 cha Ema phải xức dầu bệnh nhân và mang nước Đức Mẹ ở Salette cho chị uống; còn cha Ema thì làm tuần 9 ngày xin ơn chữa lành bệnh cho Marguerite. Chị hứa khỏi bệnh sẽ đi hành hương Đức Mẹ. Đúng 9 ngày, Marguerite khỏi bệnh lạ lùng và chị đã đi hành hương Đức Mẹ ở Salette.c) Làm giáo tập trong Dòng Ba
Tháng 2/ 1850 Marguerite lãnh trách nhiệm giáo tập trong Dòng ba Đức Mẹ. “
1850- 1851 Dòng ba Đức Mẹ rất phát triển, ảnh hưởng của cha Ema rất tốt đẹp.
12/12/1851 cha Ema được chuyển về làm giám đốc của trường trung học Seyne sur Mer ở Marseille. Ngược lại, Marguerite vẫn ở lại trong Dòng Ba Đức Mẹ. Chỉ liên hệ với cha qua thư từ mà thôi, từ năm 1851- 1857.
1852 cha Favre được bầu làm giám đốc của Dòng Ba Đức Mẹ.
20/8/1853 bà Giullot qua đời.
22/4/1856 Cha Ema xin tháo lời khấn để lo cho công trình Thánh Thể. Marguerite hết sức ngạc nhiên, mất lòng tin vào các thành phần của Dòng Đức Mẹ. Tư tưởng từ chức lại đến, nhưng giờ của Chúa chưa đến.13/5/1856 Dòng Thánh Thể được thành lập ở Paris.
20/9/1856 Cha viết cho Marguerite: “ Đối với chị em, chúng ta không muốn kết hợp với bất cứ một cộng đoàn nào đã có sẵn nhưng phải đào luyện người tôn thờ thật sự cho Chúa Giêsu Thánh Thể theo mẫu Đức Mẹ nhà Tiệc ly”.
6/10/1857 Marguerite xin từ chức và được chấp thuận.2. Đến với ơn gọi Thánh Thể
a) Nhóm ban đầu
4/3/1857 Bà Duhaut- Cilly và hai bà khác từ Toulon đến Paris trước khi nhận được thư của cha Ema hãy chờ thêm một thời gian nữa. Các bà cư ngụ ở đường Cassini.
Cha Ema ít quan tâm đến các bà. Cha chỉ cho phép các bà đến chầu Thánh Thể và đọc kinh thần vụ chung với các cha tại nhà nguyện ở đường Enfer. Sau một thời gian, cha không cho phép các bà đến nhà nguyện các cha đọc kinh chung nữa. Bởi vì sự đi lại của các bà gây thắc mắc, tò mò cho dân chúng.
25/12/1857 mua nhà ở đường Faubourg Saint Jacques. Để đánh dấu bước đầu tiên này, các cha đã rước kiệu Thánh Thể trong ngày 4/4/1858. Như vậy sẽ có hai nhà và vườn hoàn toàn phân chia, không có sự liên lạc thông thương giữa hai nhà. Để sang nhà bên kia phải ra đường lộ đi vào. Cửa vào mang số 68 hướng ra sân trong. Còn các chị đi vào lối nhà nguyện.
25/5/1858 Marguerite, Claudine và Benoite đến Paris. Khởi đầu bằng một giờ chầu trong nhà nguyện của các cha. Hằng năm, cứ vào ngày này cử hành giờ chầu cộng đoàn mãi đến năm 1960 để ghi nhờ ngày mẹ Marguerite đến Paris.
Đời sống lúc đó nghèo và giản dị, nhà chưa làm xong, Marguerite, Claudine và Benoite phải đến ở nhờ nhà các bà giàu có ở đường Cassini. Họ chỉ có một phòng cho ba người, gường người nọ sát gường người kia. Tuần sau, ba chị chuyển sang một nhà khác cũng rất nghèo. Một bàn gỗ, một chiếc ghế cho ba dùng cơm. Trong vài ngày đầu, bữa ăn chỉ có đầu bánh mì nhúng trong nước lã và rau sa lách trộn chung rau cỏ dại mọc trong vườn nhà. (Paris đối với các chị như là nhà quê lên tỉnh, các chị là người lyon )
Cha Ema đã thao luyện đời sống thiêng liêng cho nhóm từ ngày 11 – 18/6. Các bà gồm 7 người: bà Duhaut- Cilly, cô Rose Nègre, bà Virginie, bà Isabelle Spazzier, Benoite, Claudine và Marguerite. Tất cả tuổi khá cao khoảng 40, chỉ trừ Benoit là 31 tuổi. Trong thời hạn tĩnh tâm, cha Ema đã tin tưởng giao phó trách nhiệm bề trên nhóm cho Marguerite. Phản ứng của Marguerite là “nếu biết trước như thế, con sẽ không đến Paris “ nhưng chị đã khiêm tốn cúi đầu tuân phụcb) Đời sống cộng đoàn âm thầm
2/7/1858 cha Ema nói với Marguerite rằng: các bà giàu có sẽ đến ở chung với các con và cha sẽ nói với họ hôm nay là ngày bắt đầu.
4/7 /1858 cha đến làm phép nhà và cho chị em phương hướng sống.
Cha ước muốn các con sống thật âm thầm, không cần ai biết đến, vì nếu công việc này lộ diện sớm, sẽ đến tai dân chúng và sự cần thiết cho buổi đầu cần một nhóm nhỏ người thôi để đào luyện tốt tinh thần ơn gọi. Mỗi người trong các con cần phải làm qua mọi việc trong nhà, coi cổng, làm bếp… và có lẽ nhiều nhà sẽ được thiết lập. Cha ra lệnh cho các con phải kín đáo, hơn nữa các con sẽ phải sống nghèo khó, không khả năng và như vô dụng, các con sẽ trở thành riêng biệt cho công trình của Chúa, không sao chép ở chỗ khác, tất cả phải mới mẻ.[…] cha nhắc lại, hãy ở âm thầm, không tu phục. Hãy gọi nhau bằng chị em và sống đời tu trì. Các con được gọi là cộng đoàn chiêm niệm. Thật sự ngày nay sống âm thầm ít được biết đến, nhưng nó xứng đáng với danh xưng này.
Đời sống cộng đoàn sắp đặt như sau: 6h sáng – thánh lễ và hiệp lễ, chầu mỗi người 1 giờ, buổi chiều cũng thế, buổi tối chầu đêm vào lúc 20 giờ. Như vậy mỗi ngày 3 giờ chầu. Các chị phải đến nhà nguyện của các cha, phải ra khỏi nhà, đi vài bước trên phố. Cha Ema là bề trên đặc trách được ủy nhiệm bởi Đức cha Morlot, lãnh đạo chị em theo đặc sủng sáng lập và quyết định thời điểm khấn cho các chị.
21/11/1858 Các bà người Toulon đã rời cộng đoàn.c) Khấn tư trong tay cha Ema – Các chị tiên khởi của Hội Dòng
31/7/1859 khấn trọn đời (lời khấn tư) của 6 chị: Marguerite, Claudine, Benoite, Virginie, Marie de Boisgrollier và Joséphine.Tổng Tu Nghị lần 33 của Hội dòng (8/9 -23/9/2005) đã xác định ngày Lập Dòng là ngày 31/7/1859.Thời gian ở Paris, các chị giúp các cha thánh thể lo cho những người lỡ thời được xưng tội rước lễ lần đầu, nhất là các em gái.
1860- 1862 đó là những năm huấn luyện tốt nhất của các chị em nữ tỳ.d) Biến cố chuyển dời các chị nữ tỳ xuống Angers.
1863  Cha Ema sang Roma để xin phê chuẩn Hiến pháp cho Dòng Thánh Thể, có tiếng đồn xấu tới tai Đức Thánh Cha Piô IX: hai nhà các cha và các sơ có những lối thông thương với nhau, có chung nhà nguyện. Đức Thánh Cha đòi buộc cha Ema phải dời các chị đi chỗ khác.
“Mẹ Marguerite hỏi cha Ema: chúng ta không thể ở lại Paris sao? Ô không, con ơi, cha không tin điều đó. Thật sự, Đức Tổng Giám Mục ca tụng công việc chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu cho trẻ lớn tuổi của chị em, nhưng ngài muốn chúng ta phải thiết lập cộng đoàn theo như luật ư? Cha không dám nghĩ đến điều đó, Đức Tổng không muốn một công trình mới nào, rồi cho chúng ta một bề trên, phải tránh điều này, cha không có quyền hành nào trên các con, các con cũng không thể sống như đan sĩ trong tu phục, cũng không đặt Mình Thánh Chúa và các con phải chia sẻ đời sống, cha không dám xin Đức Tổng Giám Mục.”
Qua sự gặp gỡ và trao đổi với Đức cha Angebaut- Giám mục Angers, ngài đã đón tiếp các chị vào giáo phận của ngài.
Ngay từ lần đầu tiên trao đổi, cha Ema nắm bắt được dự định của Đức cha: các chị nữ tỳ sẽ là trung tâm cho công trình chầu Thánh Thể của một nhóm các bà do Đức cha lập ra, nhóm này khoảng 800 đến 900. Còn việc chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu cho các em lớn tuổi đã được tổ chức tốt trong địa phận rồi. Điều này làm hài lòng cha Ema và mẹ Marguerite. Hạnh phúc nào diễn tả nổi! Thưa Đức cha, có lẽ công việc chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu cũng là một hạnh phúc của chúng con nhưng là dịp để quảng đại từ bỏ […] Đức cha muốn một nơi yên tĩnh và bình an ở gần ngài giữa thành phố, thuận tiện cho các bà trong hội chầu đến nhà nguyện của chúng ta. Đức cha chấp nhận điều đó. (Nhật ký Mẹ Marguerite cuốn II, số 128 )III) LÃNH ĐẠO HỘI DÒNG
1. Hội Dòng công khai trước mặt Giáo Hội
25/5/1864 tất cả 22 chị đã đến Angers bao gồm :17 sơ, 5 thỉnh viện. Ngày đó, các chị bắt đầu mặc tu phục, ngay tức khắc đặt giờ chầu ngày và đêm. Các chị trở thành tu kín với hàng rào chắn ở nhà nguyện và lối đi.
Đức cha Angebaut ban phép cho mẹ Marguerite nhận cha Ema hay một cha Thánh Thể khác như là linh mục đặc trách cho tới năm 1867. Sau đó, cha tổng đại diện Grolleau lãnh trách nhiệm này.
Cha Ema định hướng lại luật trong tình hình mới, cha thường giúp các chị các bài huấn giáo và giảng tĩnh tâm năm cho đến khi ngài qua đời. Theo cha Ema và mẹ Marguerite sự chuyển nhà này không phải là ngày thành lập Hội dòng như là cha Troussier đã khẳng định trong tiểu sử của cha Ema.
5/12/1865 thành lập cộng đoàn Nemours. Có một bà ân nhân dâng tặng nhà. Bốn chị được sai đến cộng đoàn mới này: Chị Benoite là bề trên, chị Rose, chị Emilienne và Philophène. Sau đó không lâu, bà ân nhân tố cáo cha Ema phung phá tài sản của bà và đòi đền bù gấp đôi. Ngày 30/5/1867 đóng cửa nhà Nemours do lệnh của Đức cha. Chị Benoite và chị Philophène không trở lại Hội Dòng. Sau này, các chị lập Dòng Giêsu Bánh Thánh (Jésus Hostie ở Lyon). Còn cha Ema đau khổ nhiều vì bị tai tiếng và hiểu lầm.
1/8/1868 Cha Ema qua đời, ngài đã hoàn tất hành trình trần thế. Công trình cha để lại là Dòng Thánh Thể thành lập được 12 năm và Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể vừa tròn 10 năm.
Cha Tổng quyền kế vị cha Ema là cha Raymond de Cuers, cha là người bạn đồng hành ngay từ đầu với cha Ema. Khi Dòng Thánh Thể được thành lập mới chỉ có hai người : cha Ema và cha De Cuers, Nhưng dưới thời của cha De Cuers, tương quan của hai Hội dòng rất khác biệt. Mẹ Marguerite muốn rằng cha De Cuers giữ liên hệ thân thiết với các chị em nữ tỳ, đó là ý nguyện của cha Ema để lại:
“…
3- Đối với Hội dòng của mẹ và các thành viên, tấm lòng người con và của người em.
4- Giữ tương quan giữa hai công trình của Chúa và của hai gia đình.
5- Hãy ăn ở thật tình con cái, mỗi tháng hãy viết cho cho ngài tình trạng của nhà và của tâm hồn mẹ, đừng giấu giếm chi cả, đó là một người cha, bao quanh lòng tin tưởng và tôn trọng hiếu thảo và tận tâm trong sáng cho vinh quang Chúa. Đừng bao giờ đau khổ khi người ta chỉ trích việc hành chánh trước mặt mẹ, hãy biết bênh vực, đó là người làm đầu các con, xin lỗi ngài – đó là người cha. Đừng làm thương tổn về điểm này, đừng bao giờ nghi ngờ về sự chia rẽ bất hòa, bất đồng ý kiến giữa ngài và mẹ.”
Theo lời mời của mẹ Marguerite, cha De Cuers đến thăm các chị em, chỉ là cuộc thăm viếng và ngài từ chối vai trò người cha trong khi viện cớ là không có quyền hành gì trên các chị em cả.
1869 Đức Cha Angebaut, Giám Mục Angers qua đời.
21/3/1871 Đức cha Charles Emile Freppel nhận trách nhiệm Giám mục Angers.
Cần phải nói vài lời về vị Giám mục này. Đức cha Freppel là giáo sư hùng biện của đại học Sorbonne -Paris. Ngài được coi như bậc thông thái. Năm 1862, ngài thuyết giảng mùa chay tại Tuileries. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã gọi ngài về Roma để chuẩn bị công đồng Vatican I với tước hiệu nhà thần học của Đức Giáo Hoàng và là thư ký trong công đồng. Ngài cũng làm việc trong ban biên tập về tài liệu Ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Trong cuộc bàn cãi về vấn đề này, ngài giữ trách nhiệm soạn thảo vụ kiện cáo của những kẻ chống đối ơn vô ngộ này.

13/3/1871 vào dịp có nghi lễ khấn dòng, Đức cha Freppel chính thức thăm viếng cộng đoàn.2. Hội Dòng được chuẩn nhận Hiến pháp thử nghiệm 10 năm.
21/7/1871 Hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể chính thức được chuẩn nhận của Tòa thánh. Đó cũng là nhờ Đức cha Freppel, và ảnh hưởng của ngài với Tòa thánh. Theo lẽ thường, cần phải có ba nhà mới được phê chuẩn trong khi Hội dòng mới chỉ có một nhà mà thôi.
Tháng 6/1871 Cha Tổng quyền, cha Raymond de Cuers qua đời.
Sau này, cha Chanuet và cha Tesnière đến thăm mẹ Marguerite, mẹ đã vui vẻ với lòng hăng hái đưa ra những bút ký và thư từ của cha Ema để sắp thành tuyển tập.
1875 Hiến pháp được chuẩn y 10 năm. Mẹ Marguerite chấp nhận từ bỏ nối kết theo pháp lý với các cha thánh thể. Từ bỏ luôn lời khấn thánh thể không được chấp nhận trong Hiến luật. Cha đặc trách của Giáo phận là cố vấn cho Hội Dòng theo như Giáo luật vào thế kỷ XIX.3. Các công trình lớn
a) Xây dựng nhà nguyện ở Angers năm 1873
b) Lập nhà ở Lyon năm 1874
Ngôi nhà là do bà Gourd dâng cúng, tình trạng của nhà rất xấu, thường hay bị lụt lội. Sau đó nhà nguyện không được phép mở cửa cho quần chúng vào nữa.
Đến 4/9/1876. Đức cha Caverot, cùng với cha Tổng đại diện đến báo cho các chị được phép mở cửa nhà nguyện, sau khi ngài nhận được thư của Đức cha Freppel vào ngày mồng 2/9/1876.
Mẹ Marguerite bắt đầu bị lòa từ 1875 đến tháng 3.1881 mẹ Marguerite không còn viết được rõ ràng, do biến chứng của bệnh tiểu đường.
26/5/1875 Thánh hiến nhà nguyện ở Angers do Đức Giám Mục Freppel.c. Lập cộng đoàn Paris năm 1876
Ngôi nhà này ở đường Leclerc gần nhà cũ ở đường Faubourg Saint Jacques tại Paris. Sự kiện như sau : Mẹ Marguerite được báo tin qua thư của cha Henri Bilon, các cha Thánh Thể quyết định bán nhà ở đường Leclerc để lập nhà ở đường Friedland. Mẹ trả lời là không nghĩ đến chuyện mở nhà, vì không có tiền. Tuy nhiên, mẹ đã xin ý kiến của Đức cha Freppel và ngài trả lời: “ Mẹ Bề trên này, Paris là thành phố cội nguồn, hãy đến sớm, nếu không sẽ phải hối tiếc” Cha Tổng Quyền đòi 140.000 fr. Các cộng đoàn tu khác cũng muốn ngôi nhà này, nhưng Đức Tổng Paris không muốn cho Dòng phan sinh, các sơ Lantignié cũng không, chỉ giành cho con cái của cha Ema và Đức cha Freppel cũng can thiệp thêm với Đức tổng.
Hai bên quyết định rằng các chị sẽ đến cùng ngày ra đi của các cha để Thánh Thể không bị cách quãng. Đức cha Freppel đến thăm vào mồng 1/5/1875, từ 7 giờ sáng, nhà nguyện đã đầy người dự lễ: có cha tổng đại diện, cha xứ, các cha phanxicô…người đứng ra tới đường.d. Thử thách lớn về sự nghèo khó của Hội Dòng
Ơ Angers, đã nghĩ đến chuyện cho các thỉnh sinh và nhà tập về gia đình vì thiếu nguồn thu vào. Các chị bắt đầu vẽ tranh, may aó lễ để có nguồn thu nhập. Chị Marie Anne qua đời để lại 25.000 fr.
1878 Mẹ Marguerite viết rằng : biết bao nhiêu lần tôi xin cùng Thiên Chúa ban cho các con cái tôi ơn biết đánh gía cao về sự cao cả của ơn gọi này! Và bao lần cha đáng kính của chúng ta nói rằng: chúng ta không thể hiểu hoàn toàn về ơn gọi cho đến khi lên trời. Nhật ký IV trang 456 (số 271)4. Đệ trình Hiến pháp lên Tòa Thánh duyệt xét lại sau 10 năm.
19/3/1884 Mẹ Marguerite đã khởi xướng việc trình hiến pháp cho Tòa thánh để được chuẩn nhận.
2/ 5 chị Anne de Jésus và chị Marie Clémence lo các tài liệu cần thiết .
13/6 Đức cha Freppel đã gởi gắm các Hồng y ở Lyon và Paris để xin chuẩn nhận hiến luật cho các chị.
30/6 Tất cả thư từ gởi về Roma qua ông Bonnamy. Ông đã đến Roma ngày 15/7. Ngày 18 ông được tiếp kiến Đức Thánh Cha Léo XIII khoảng 20 phút. Nhưng lúc đó đang vào thời nghỉ hè của Roma nên việc thi hành luật rất chậm chễ.
12/2/1885 Mẹ Marguerite càng chờ càng đau khổ vì mẹ luôn hy vọng câu trả lời từ Roma về hiến luật. Cuối cùng, Đức cha Freppel phải đi Roma.
8/5/1885 Hiến pháp được chuẩn thuận chính thức của Thánh bộ Dòng tu ở Roma.

5. Thiên Chúa đã gọi mẹ đáng kính về nhà Cha ngày 7 /7 / 1885.
Tính tới ngày mẹ Marguerite qua đời, Hội dòng có được 84 chị, phân chia thành 3 nhà: Angers, và Lyon Paris.NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA MẸ MARGUERITENgày 08/05/1885 Mẹ Marguerite gọi đó là “ngày hồng ân lớn lao” ngày Hiến pháp được chuẩn nhận vững chắc, sau 10 năm sống thử nghiệm.
5 giờ chiều cùng ngày, Mẹ Marguerite trở bệnh nặng đánh dấu khởi đầu của giờ hấp hối dài.
03/06/1885 mẹ nghĩ rằng mẹ sẽ ra đi, Mẹ cho gọi các chị khấn và tập sinh đến để trao ban cho chị em những lời khuyên cuối cùng.
08/06 Mẹ Marguerite viết trong nhật ký những lời cuối cùng: Ôi lạy Chúa Giêsu, hôm nay ngày của đau khổ mà tất cả như muốn bỏ rơi con, duy chỉ riêng thập giá ở lại đồng hành duy nhất với con.
Ôi Giêsu của con chính Chúa, là chứng nhân cho bao đau đớn, mỗi giây phút, sức mạnh của con yếu đuối dưới gánh nặng của thập giá. Con kêu lên: Lạy Chúa, sao ngài bỏ con? con chỉ còn nhận chén đắng do Chúa trao cho con và nếu được, xin cho con uống cạn chén này.
Ngày 10/06 mẹ được xức dầu và nhận của ăn đàng, mẹ trả lời rõ ràng những lời nguyện và chìm sâu trong hồi tâm.
Đầu tháng 7, mẹ rất yếu, gần như không thể diễn tả được nữa. Mẹ cho gọi chị Marie Clémence là người kế vị lãnh đạo Hội Dòng để dặn dò những lời cuối cùng.
Ngày mồng 5/ 07 mẹ không thể nói được nữa.
Ngày mồng 6, mẹ chỉ ra hiệu, đến 9 giờ tối, cha Pessard đến phó dâng linh hồn trong giờ hấp hối.
Các chị âm thầm buồn rầu vì không còn nghe mẹ nói. Mẹ lấy hết sức để nói đứt quãng : Phó -thác. Đó là những lời cuối cùng, mẹ nằm yên, tỉnh táo đến giây phút cuối cùng.
Mẹ nằm suốt đêm trên ghế bành. Cộng đoàn cầu nguyện, đến 3 giờ 25 sáng mồng 7 tháng 7. Mẹ trút hơi thở cuối cùng thật bình an như ngọn nến vụt tắt.
Trong đời sống, mẹ đã cầu xin Chúa ban cho những giây phút cuối đời thật bình an, lặng lẽ. Thiên Chúa đã nhậm lời mẹ: cái chết của mẹ như giấc ngủ êm dịu và lặng lẽ, không tiếng động, đôi mắt hướng về trời.
Đáp lại ước muốn của các nữ tu và con cái của mẹ, Đức cha Angers cho phép giữ lại trái tim người mẹ đáng kinh ở giữa con cái.
Cha Pessard chủ sự nghi lễ an táng lúc 10 giờ ngày 09/07. Tất cả các cộng đoàn tu sĩ trong thành phố hiện diện trong Thánh lễ.
Các nữ tu tiễn đưa quan tài ra đến cổng. Ai có thể nói nỗi đau của chúng tôi đến dường nào, mọi người đến tham dự như muốn nâng cao những gì còn lại của người mẹ đáng kính. Chào tạm biệt và hẹn ngày xum họp. Niềm hy vọng này thật nhẹ nhàng và ở lại an ủi trong tâm hồn các con cái mẹ.Tâm tình của Mẹ Marguerite để lại cho con cái
Các con yêu, những lời cầu chúc cuối cùng là những đề nghị để duy trì, bảo tồn và làm lan tỏa Hội Dòng nữ tỳ nhỏ bé này. Tinh thần đức tin, tình yêu của Cha thánh cho Thánh Thể.
“… trong công việc cũng như trong phục vụ, chúng ta phải luôn nhìn Thiên Chúa trong tất cả. Mẹ cầu chúc các con sự tế nhị dành cho nhau.
– Hãy noi gương sáng của cha thánh, quảng đại trong việc phục vụ vương giả đối với Thầy chí thánh tốt lành. Nhỏ bé và hư vô đối với chính mính, đừng bao giờ nâng mình lên, các con nhớ rằng một nữt tỳ không có gì vinh quang cả. Hãy vui mừng vì được là thành phần của gia đình Thánh Thể nhỏ bé này”. (CD Lịch sử Dòng cuốn II, Sr Edith,sss)Trích dịch
– Mère Marguerite du Saint Sacrement, cha Henri Evers,sss
– Những ngày tháng quan trọng của Hội Dòng, S. Valentine Bouchard,sss