GIAO ƯỚC CỦA ĐỨC GIÊSU KITÔ

Thứ Năm Tuần Thánh.

Trong huấn thị dành cho các tu sĩ và giáo dân tại Nhà nguyện Paris vào Thứ Năm Tuần Thánh cuối cùng của mình, cha Eymard đã suy niệm về Thánh Thể là một Giao ước. Đức Giê-su, tại Phòng Tiệc Ly, không để lại một điều gì đó cho Giáo hội của Người làm gia sản, nhưng Người để lại chính mình Người. Đó là Thánh Thể, tặng phẩm Đức Ki-tô ban cho nhân loại vào đêm trước khi Người chịu khổ nạn! Một tặng phẩm gắn liền với Giáo hội cho đến khi Người ngự đến trong vinh quang. Này là Máu Thy, Máu Giao ưc mi” [Lc 22,20]

Hôm nay là ngày đẹp nhất của Chúa chúng ta, là mầu nhiệm tuyệt vời và vĩ đại nhất trong mọi mầu nhiệm của Người. Ngày trọng đại nhất của tình yêu và vẻ dịu hiền của Người Người sẽ sống mãi-chứ không chỉ đơn giản là cho tới ngày mai, chỉ một ngày. Những đau khổ của Người sẽ chấm dứt, nhưng hôm nay Người biến mình thành bí tích cho đến tận thế, hầu hết thảy chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của Người.

Chúng ta hãy suy ngắm Thánh Thể là một giao ước. Người là Cha, Người sẽ thiết lập giao ước, Người sẽ chịu chết. […] Chúa chúng ta sẽ hiến mình- Người không có gì khác, không chút của cảivật chất nào […] Thế nhưng, Người ước mong thiết lập một giao ước; bằng gì vậy nhỉ? Thưa, bằng chính mình Người. Chúng ta là những người thừa kế, là những thụ tạo, được cứu chuộc, được yêu thương đến cuồng dại. Người hiến mình. Người là Thiên Chúa và là con người. Là Thiên Chúa,Người chính là ông chủ của nhân tính của Người- Người thực sự ban nhân tính ấy cho chúng ta […] Đó chính là Thánh Thể: thân mình Người, linh hồn Người, và thần tính của Người, đã trở nênbánh- một tấm bánh được biến đổi thành Thiên Chúa. […] Và đây chính là gia tài của chúng ta[…].

Hãy kính phục phát minh của Thiên Chúa! Phát minh gì vậy? Không phải chân lý, cũng không phải ân sủng, hay các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Người đã phát minh ra công trình của tình yêu. Tình yêu thì sáng tạo, và ai không biết cách ngạc nhiên và tác tạo, sẽ không biết cách yêu. Quả là một phát minh! Ai có thể biết trước được điều đó? Ôi chao! Thực sự chỉ có Người mà thôi. Từ trước tới nay, chưa ai khám phá ra điều ấy- ngay cả đến thiên thần cũng không! Chúa đã làm điều ấy! “Hồn các con cần lương thực. Ta sẽ trở thành thứ lương thực ấy.” Và Người chịu chết nhằm để lại cho chúng ta lương thực, và một vài lương thực bổ dưỡng. Người đem lại niềm an ủi khi để lại cho chúng ta lương thực. Người cha trong gia đình đã tần tảo cả đời để đem lại cho con cái mình của ăn khi ông chết. Chúng ta có thể nói rằng Chúa chỉ làm việc để đem lại lương thực cho con cái mình, mọi sự đều quy hướng về Thánh Thể. Giống như người nông phu, ngay từ lần trồng cấy đầu tiên, đã nghiệm thấy khả năng lắng nghe sẽ giúp dưỡng nuôi anh ta. […]

 Ấy thế nhưng, đã 1800 năm rồi, gia tài ấy đến được với tôi bằng cách nào? Hết thảy chúng ta đều là trẻ vị thành niên nhờ Phép Rửa, chúng ta cần người giám hộ để có thể quản lý được gia tài của mình. Sứ vụ của các vị giám hộ chính là bảo tồn gia tài của chúng ta, và giúp chúng ta thành những

con người trưởng thành. Giờ đây, những người bảo vệ gia tài của chúng ta chính là các tông đồ, cùng với một Người đứng đầu bất tử. Người sẽ ban gia tài ấy, được chứa đựng trong những tấm bánh và quyền năng chỉ dành cho mình vị linh mục, Người ban gia tài ấy để nuôi dưỡng từng tín hữu- để khai mở gia tài ấy- và ban cho từng người một bánh thánh đã được truyền phép trong Bữa Tiệc Ly. Các tông đồ phân chia thế giới ra, và phân phát gia tài cho những kẻ thừa kế. Và gia tài của anh chị em phát xuất từ Phòng Tiệc Ly, và mọi Bánh Thánh đều được truyền phép tại Phòng Tiệc Ly. Vì Chúa chúng ta ở đó, không phải là quá khứ, cũng không phải là tương lai. Người biết hết thảy chúng ta, dĩ nhiên rồi; giống như Gia-cóp, Người chúc lành cho hết thảy chúng ta [x. St 49]- Người ban gia tài cho mỗi chúng ta, về mặt nguyên tắc. Vị thủ lãnh đã nhận gia tài ấy cho chúng ta rồi, còn chúng ta thì được yêu thương trong 1800 năm, trước cả khi chúng ta biết điều đó! Còn hơn cả một danh hiệu nữa! Chúng ta ở đó, Người đã tính cả chúng ta luôn rồi. Và thậm chí với tình yêu cao cả hơn dành cho chúng ta, Người đã ban cho chúng ta không chỉ một tấm bánh, nhưng là một trăm, vô số kể bánh thánh! Anh chị em có nghĩ đến điều ấy không? Đừng để cho bất kỳ tấm bánh nào trở nên vô bổ nhé! Chúa muốn yêu thương chúng ta vô cùng! Bánh thánh của anh chị em đã sẵn đây rồi, đừng để lại bất kỳ bánh thánh nào ở đó nhé! Chúa đến chỉ để sinh lợi mà thôi! Và anh chị em sẽ để Người lại đó! Không, đừng bao giờ làm thế- hãy để chính Người sinh lợi! Hãy lo làm ăn sinh lợi đang khi tôi đi vắng [Lc 19,13]. Đấng Cứu Độ chẳng phải tốt lành lắm sao!

Hãy nhìn xem Người đang ở đó, giữa các tông đồ của Người! Hãy lắng nghe Người, hãy đón nhận ời của Người: Này là Mình Thầy bị nộp vì anh em [x. Lc 22,19]. Đây là hành động sau cùng của Chúa chúng ta. Người đã hiến mình và không làm gì thêm sốt, Người không còn thuộc về chính mình nữa, nhưng thuộc về chúng ta. Và Người sẽ thiết lập nó, hầu chúng ta có thể ăn nó! […] Hãy ăn, đó là phần của anh chị em […] Người đã ban nó cho anh chị em, tất cả những gì anh chị em phải làm là cầm lấy nó. Ôi chao! Thật vinh dự thay! Thật đáng yêu thay! Chúng ta sẽ chỉ hiểu được Chúa khi đến thời đến buổi, lúc chúng ta không cần tới Người mà thôi. Cách nói này làm tôi hài lòng, đó là: anh chị em là con cái của Thánh Thể. Thánh Thể chính là lề luật, là sự sống của anh chị em.

Ngày 9 tháng 4 năm 1868, Thứ Năm Tuần Thánh (Bài giảng chung tại Nhà nguyện của tu sĩ ở Paris. PP 56)