Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 12 ngày 24

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Hãy yêu mến tình trạng hiện tại và hãy thánh hóa những đau khổ cùng mọi hy sinh, vì đó là điều Chúa Giê-su yêu thích hơn cả và quả là hạnh phúc với thánh ý của Chúa Giê-su.” [Mlle  J.A.  Bost, tháng 5 năm 1853]

Khi viết cho các tín hữu ở Phi-líp-phê, Phao-lô nhắc nhở họ rằng ‘quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Chúa Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu độ. Người sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người, nhờ quyền năng khiến Người cũng có thể làm cho vạn vật phải quy phục mình’ (Pl 3,20 – 4,1). Nếu đúng như vậy, chúng ta không thể quên rằng Nước Trời của chúng ta bắt đầu ngay tại dương thế này và sẽ được thể hiện qua cách chúng ta sống. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải đón nhận mọi cơ hội dành cho mình, đau khổ cũng như sung sướng. Đặc biệt, chúng ta cần học cho biết cách biến đổi hay thánh hóa những đau đớn và đau khổ của chúng ta, vì những đau khổ này thường có khuynh hướng làm cho chúng ta xa rời lòng tốt cao thượng của chúng ta. Nếu không được rọi chiếu bằng đức tin, chúng ta dễ có khuynh hướng xem đau khổ chỉ như là một hình phạt vì việc làm sai trái. Chúng ta không nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong đau khổ lúc này và lúc khác, Kinh  Thánh cho chúng ta thấy Thiên Chúa có thể gánh chịu những thập giá  nặng nề nhất vì bạn hữu của Ngài. ‘Vì vậy, những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, trong khi làm việc thiện hãy phó thác mạng sống mình cho Đấng Tạo Hóa trung thành’ (1 Pr 4,19 – 5,1).

Ý nghĩa đích thực của đau khổ được thể hiện rõ rệt nhất trong cuộc đời của Chúa Giê-su. Mặc dù Người vô tội, nhưng những kẻ thù của Người tìm cách giết Người, Người đã chấp nhận đau khổ tột cùng vì tình yêu dành cho Chúa Cha và chính sự vâng phục khiêm hạ đã làm cho Người có thể biến tất cả những đau khổ thành vinh quang muôn đời. ‘Quả vậy, vua Đa- vít đã nói về Người rằng (Chúa Giê-su), ‘Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu tôi, để tôi không nao núng. Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Chúa đã dạy con biết đường về cõi sống, và sẽ cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan’ (Cv 2,25-28). ‘… vì vậy ở Thánh vịnh khác, lại có lời rằng: Ngài sẽ không để Đấng Thánh của Ngài phải  hư nát’ (Cv 13,35).

Kinh nghiệm chỉ cho chúng ta biết chân lý không sai lầm trong quan điểm của thánh Phao-lô ‘không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá khả năng; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho một lối thoát, để anh em có khả năng chịu đựng’ (1 Cr 10,13). Dĩ nhiên, loại bỏ khuynh hướng đưa cái Tôi của mình lên ngôi, chúng ta cần trau dồi cách làm này trong lúc đau khổ. Điều này sẽ giúp ích nếu chúng ta biết nhìn xa, như cha Eymard đã từng nói với chúng ta, đây chính là điều mà Chúa Giê-su thích nhìn thấy nơi chúng ta… hơn là một sự đáp trả tình yêu của chúng ta dành cho Ngài. Khi chúng ta biết đón nhận tất cả mọi đau khổ mà Chúa Giê-su chọn lựa cho chúng ta, chúng ta bày tỏ niềm trông cậy vững mạnh nơi Ngài và chúng ta cần biến nó thành một thói quen để luôn thực thi thánh ý của Ngài, và thực thi một cách đầy yêu mến. Vì chính Ngài đã nhắc nhở chúng ta rằng ‘nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ điều răn của Thầy’ (Ga 14,15).