Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 12 ngày 17

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Chúng ta phải ao ước Nước Trời vì đó là gia sản của Thiên Chúa, là vinh quang tuyệt hảo của Thiên Chúa. Bấy giờ sẽ không còn tội lỗi nữa, không còn cám dỗ, không còn những thử thách đối với tình yêu của Người và của chúng ta”  [gửi cho bá tước D’Andigne,  tháng 11 năm 1865]

Trong lời khuyên dành cho người con linh hướng của mình, một  lần nữa chúng ta lại ngưỡng mộ khả năng mà cha Eymard có để đi đến trọng tâm của vấn đề. Khi tất cả chúng ta suy nghĩ về việc giành lấy Nước Trời, chúng ta sẽ  nhận thấy rõ hơn qua việc chính chúng ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với sự cố gắng về mặt tinh thần của mình. Tuy nhiên, về phần chúng ta, phải chăng chúng ta sẽ không rơi vào chủ nghĩa cá nhân? Cha Eymard trở lại vấn đề này và đề nghị rằng chúng ta nên ao ước và cố gắng vì Nước Trời không phải vì lợi ích của chính mình, nhưng vì điều đó sẽ đem lại cho chúng ta cơ hội để dâng vinh quang cao cả hơn cho Thiên Chúa, Cha chúng ta. Sự thực là chúng ta sẽ giành được tình yêu của Thiên Chúa trong sự viên mãn ở trên Trời (sự viên mãn theo khả năng mà chính chúng ta đã chuẩn bị ngay tại thế này), nhưng đó là điều đem lại vinh quang cho Thiên Chúa, dù cho chủ nghĩa cá nhân bẩm sinh của chúng ta, Người có thể biến đổi chúng ta đến giới hạn mà chúng ta có thể đạt tới. Sự tiến triển của chúng ta ở trên Trời chính là mức độ đo lường sự thành công của Thiên Chúa trong việc giải cứu chúng ta khỏi chính bản thân mình và khỏi những gông cùm của Tội ác.

Trong toàn bộ Kinh Thánh, hình ảnh sát thực của Thiên Chúa chính là hình ảnh về Đấng Cứu Độ, Đấng giải thoát chúng ta vì chính chúng ta và cái Tôi của chúng ta. Công trình cứu độ của Người chủ yếu là giải thoát chúng ta khỏi những xích xiềng của Tội Lỗi nhờ sức mạnh tình yêu của Người. Hơn nữa, vì chúng ta sẽ diện đối diện với Thiên Chúa, chúng ta sẽ hoàn toàn không còn nghi ngờ gì về tình yêu của Người dành cho chúng ta, cũng như sẽ không còn Cái Tôi khép kín tâm hồn chúng ta với việc hoàn toàn mở lòng ra với tất cả những gì Người muốn ban cho chúng ta. Có lẽ ở đây, nỗi buồn duy nhất chính là việc chúng ta không phát huy khả năng của mình để đến cùng Thiên Chúa nhiều hơn thông qua lòng bao dung cao cả hơn ngay tại trần thế này. Chúng ta sẽ nhận ra sự hạn hẹp của mình và hối tiếc về lời đáp trả hà tiện của mình đối với Chúa Cha. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ cảm thấy hạnh phúc về những gì chúng ta có.

Mặt khác, lời đáp trả của chúng ta đối với việchiểu biết sâu sắc về tình yêu Thiên Chúa cũng sẽ bằng cả tâm hồn và rộng lượng. Sẽ không còn cái Tôi ngăn cản lòng bao dung của chúng ta, cũng như việc dâng vinh quang của chúng ta cho Thiên Chúa sẽ không thay đổi và không ngắt quãng, rất quảng đại và tràn đầy! Tuy nhiên, ở đây thước đo của việc dâng lời ngợi khen và việc tôn vinhThiên Chúa sẽ tỉ lệ với khả năng của chúng ta được phát huy ngay tại thế gian này. Tuy thế,  thước đo ấy sẽ là duy nhất và là điều đụng chạm đến trái tim đầy yêu thương của Thiên Chúa!

Hơn nữa, tất cả tình yêu và con người của chúng ta vốn được Chúa Cha yêu mến sẽ làvô tận mà không lo sợ chúng ta dao động và thay đổi quyết định hay thái độ của mình đối với Người và với những người khác. Khi biết cách kính sợ như thế, chúng ta sẽ tận hưởng những gì mình có, mặc dù ít, nhưng chúng ta không so đo mình với người khác và không thèm muốn niềm hạnh phúc của họ. Trái lại, chúng ta sẽ vui mừng một cách chân thật và không ích kỷ vì những gì họ có thể đạt được, và chúng ta cũng sẽ tôn vinh Thiên Chúa vì cuối cùng chúng ta có thể loại bỏ cái tôi của mình và vui mừng về sự may mắn của người khác.