Chúa Giêsu là Trung tâm của Cộng Đoàn

 

 Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông C

 

Bài 1:

Chúa Giêsu là trung tâm của đời tu

  1. Thế gian đang che khuất Chúa Giêsu và làm ta xa cách Ngài
Xã hội túc hóa: là những hình thức văn hóa đang thâm nhập vào đời sống hằng ngày của con người và nuôi dưỡng một não trạng gạt bỏ Thiên Chúa hoàn toàn hay một phần trong đời sống và ý thức con người.
Xã hội tục hóa đang thấm nhập vào toàn bộ đời sống Kitô hữu (Gcb 4, 13 – 17): Trước đây, khi hỏi có khỏe không, người ta trả lời: tạ Chúa, cám ơn… còn bây giờ… Mất Chúa rồi.
Nguyên nhân phát sinh tục hóa: một số lý thuyết gia cho rằng sự tục hoá của nền văn minh hiện đại là hậu quả của việc ta không có khả năng thích nghi những nhu cầu đạo đức và thiêng liêng sâu rộng của nhân loại với tiến bộ ngày càng nhanh của các khoa học tự nhiên[1].
Những người theo trào lưu tục hoá thường tin rằng trên trần gian này không có gì “thánh” đến độ các phương pháp của thế gian này không thể đụng đến được và cũng không có gì phải được dành riêng cho tôn giáo cả. Mầu nhiệm vẫn luôn tồn tại cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi, nhưng các mầu nhiệm ấy không đem lại hiệu quả nào hết cho cuộc sống trần gian này của ta cả[2].
Như thế, tục hóa có những đặc điểm sau: con người có thể tự quyết định về vận mệnh của mình và của xã hội, không cần bất cứ thế lực siêu nhiên nào; không còn kính sợ Thiên Chúa nữa; gạt bỏ Thiên Chúa, chống lại tôn giáo; chỉ còn biết quan tâm tới những chuyện trước mắt.
Tục hóa làm cho người ta không còn ý thức về thế giới thiêng liêng, nên họ chỉ loay hoay với vật chất. Con người không cần nhau nữa: chỉ cần vật chất thôi.
Trong đời tu: Chúa Giêsu không quan trọng nữa, tự mình ta có thể giải quyết hết mọi sự; cầu nguyện không quan trọng nữa; chị em không quan trọng nữa (chuyện giáo lý Pháp)
  1. Chúa Giêsu kêu gọi ta đi theo Ngài
Mt 19, 16 – 20
Điều đầu tiên nhất của người tu là:
– Trăn trở đi tìm sự sống đời đời: giá trị hàng đầu của đời tu
– Khi tìm được, cần bán mọi sự mình có, nghĩa là tận dụng mọi khả năng để phục vụ những người bị bỏ rơi hơn cả.
– Khi đó, họ sẽ có đủ điều kiện đi theo Chúa Giêsu
– Đến với Chúa Giêsu và đi theo Người, nghĩa là mang lấy lối sống của Người
  1. Mt 17, 1 – 8 (Mc 9, 2 – 8; Lc 9, 28 – 36).
– Cảm nhận được vẻ đẹp của Chúa Giêsu, để cho vẻ đẹp ấy cuốn hút mình, đến độ quên luôn bản thân; để cho Chúa Giêsu đưa mình vào trong Thiên Chúa
  1. Công Đồng Vatican II
Sống triệt để ơn gọi là Kitô hữu (Rm 6, 3 – 11)Ga 21, 15 – 19
  1. 1. Phêrô là người trăn trở tìm kiếm một cái gì khác, không thuộc thế gian này: Bỏ mọi sự theo Chúa Giêsu (MT 4, 18 – 19; Ga 1, 40 – 41).
4.2. Trong thới gian theo Chúa Giêsu, ông là một học trò xuất sắc nhất của Người (Mt 16, 13 – 20; Ga 6, 67 – 71)
4.3. Ông là đệ tử sẵn sàng hy sinh mạng sống vì thầy (Mt 14, 22 – 32: nhảy xuống biển bão tố; 13, 31 – 36: Sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Thầy. Ông theo Thầy thật Ga 18, 10 – 27)
4.4 Vì sao ông ngã?
Mc 10, 28 – 31; Mt 19, 27 – 29: Theo thầy mà vẫn còn tìm một cái gì đó cho mình.
4.5. ơn gọi đích thật của Phêrô
Ga 21, 15 – 19: Thầy biết rõ mọi sự, thầy biết con yếu mến thầy. Đây chính là nền tảng của đời tu.
Mọi ngày qua đi, cần hỏi xem, ta làm được mấy việc vì yêu mến Chúa Giêsu

 
Bài 2:
Chúa Giêsu thiết lập một nền phương tự mới
Ga 2, 12tt
Đền thờ là nơi người ta tìm kiếm và thực thi ý Thiên Chúa. Nhưng thời Chúa Giêsu, đền thờ đã đánh mất ý nghĩa: chỉ còn tiền bạc, chiên bò, lợi nhuận.
Thiên Chúa không còn là giá trị tuyệt đối nữa.
Khi Chúa Giêsu đuổi quân buôn bán khỏi đền thờ, giới lãnh đạo Do thái đã tìm cách giết Ngài. Vì tuy là người đạo đức thật, tuy vẫn cầu nguyện, đọc Kinh Thánh hằng ngày, họ vẫn giết Chúa Giêsu vì:- Lời Chúa không thấm vào lòng họ (Ga 8, 36);- Họ là con cái của sự gian dối (Ga 8, 43 – 44);- Họ chỉ biết tìm cách tôn vinh lẫn nhau (Ga 5, 44);- Họ chỉ biết đến quyền lợi của họ nơi thế gian này (Mt 23, 6 – 7, 14); Chính vì thế mà họ mù quáng không nhận ra sự thật (Mt 26, 63 – 65).
Họ không thấy Chúa Giêsu là người thức tỉnh họ, chỉ cho họ con đường sống, chính vì thế họ đã tìm cách kết án Ngài
Gài bẫy Người: – Điều răn nào trọng nhất Mt 22, 34 – 40: Mc 12, 28 – 34); – Chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Ga 8, 2 – 11); – Nộp thuế Mt 22, 15 – 22
Tố cáo Người
– Chơi với quân tội lỗi (Mt 9, 10 – 13)
– Vi phạm ngày Sabbath (Mt, 12, 1 – 7: bứt lúa: Mt 12, 9 – 14: chữa người bại tay
– Vi phạm luật (Mt 15, 1 – 2)
– Nói lộng ngôn, phạm thượng (Mt 9, 1 – 7)
– Đề cao lòng tin của dân ngoại của chị phụ nữ Canaan (Mt 15, 21 – 28) của viên bách quản (Mt 8, 5 – 13)
– Lý do chính là lòng ghen tỵ tức tối của họ đối với Chúa Giêsu (Mt 17, 18). Họ quyết định giết Chúa ngay, vì Chúa đã đá đổ nồi cơm của họ khi đuổi quân buôn bán khỏi đền thờ (Ga 2, 13 – 22).
Philatô biết sự thật nhưng lại hèn nhát không dám can thiệt để được yên thân. Tóm lại, chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi, địa vị mình, muốn yên thân, người ta đã đổ máu Chúa Giêsu.
  1. Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết bất công
– Bắt Chúa Giêsu rồi mới tìm lý do để kết án (Mt 26, 59 – 60) mà vẫn không tìm ra. Như thế Chúa Giêsu vô tội trước tòa án tôn giáo và chính trị (Mt 27, 11 – 26)
  1. Cái chết này là chọn lựa của vị Thiên Chúa tình yêu sẵn sàng hy sinh chết cho kẻ tội lỗi để họ được sống
  2. Thái độ của Chúa Giêsu trước cái chết (Mt 26, 36 – 46)
– Tin rằng nếu Cha không muốn, thì không ai có thể làm gì được Người, nếu Cha muốn, thì chỉ muốn điều tốt lành cho Người, nên Người đã trao phó mọi sự trong tay Cha (Lc 23, 44 – 46); – Đây là một cái chết ghê gớm, vì phá tanh banh sự nghiệp của Chúa Giêsu; – Người đã chấp nhận để Thiên Chúa có toàn quyền trên con người mình.
– Người đã chết nhưng đã phục sinh, con đường đi lên Thiên Chúa là chấp nhận để cho Thiên Chúa có toàn quyền trên sự sống, danh dự và sự nghiệp của mình.
Chúa Giêsu đã mở ra cho ta một nền phượng tự mới: tôn thờ thánh ý Cha cho đến chết.

 
Bài 3:
Chúa Giêsu đưa ta vào trong cuộc tình với Thiên Chúa
 
Thánh Gioan nhìn cái chết của Chúa Giêsu như việc Chúa Giêsu đưa ta vào trong cuộc tình với Thiên Chúa.
  1. Cái chết của Chúa Giêsu là giờ Chúa được tôn vinh (2, 4; 12, 20 – 32; 13, 31 – 33).
  2. Cái chết của Chúa Giêsu chính là lúc Chúa Giêsu để Cha chiếm trọn lấy Người đến độ bây giờ Thiên Chúa và Giêsu là một, thấy Người là thấy Thiên Chúa (14, 9).
  3. Cái chết của Chúa Giêsu là chóp đỉnh của tình yêu Người dành cho ta:
 – Yêu thương ta, đuổi quân buôn bán khỏi Đền Thờ để người nghèo kẻ khổ không bị ách nặng nề của lễ tế đè bẹp.
– Người không muốn cho ta phải chết một mình
– Mở cho ta một con đường phục sinh khi ta sống và chết như Người
  1. cái chết của Chúa Giêsu là chóp đỉnh của tình Người dành cho Cha
Yêu mến Cha 10, 11 – 18; 14, 30 – 31
  1. Thập giá của Chúa Giêsu cho thấy Thiên Chúa
Ga 3, 13
– Cha cho con hết mọi sự (3, 35; 13, 3; 16, 15; 17, 10)
– Khi lãnh nhận mọi sự từ nơi Cha, Chúa Giêsu đã trao hết về cho Cha:
* Không làm gì tự ý mình (5, 30 – 31; 6, 38; 8, 28 – 29
* không làm việc của mình (5, 19)
* Không nói lời của mình (12, 49 – 50; 14, 10; 14, 24)
* Không làm vui lòng mình (8, 29; 14, 30 – 31)
Chuyện ngày còn bé: may quần áo xưng tội rước lễ lần đầu
Nhìn lên cái chết của Chúa Giêsu ta thấy Cha có mọi sự cho con hết, con nhận lãnh mọi sự trao lại cho Cha hết. Thiên Chúa là thế.
Ai muốn đi vào trong Thiên Chúa thì chỉ cần cầm lấy tất cả mọi sự mình có, đặt vào trong vòng trao hiến giữa Cha và Con.
  1. Cái chết của Chúa Giêsu đưa ta vào trong cuộc tình của Thiên Chúa
Chúa Giêsu không phải là bị cáo mà là thẩm phán
Ngài tự nguyện hiến dâng mạng sống
Ngài xét xử người ta: “Ông không có quyền gì trên tôi…
Toàn nhân loại đều là người tội lỗi dưới mắt Ngài. Ngài xét xử họ bằng cách đưa họ vào trong Thiên Chúa.
Chúa Giêsu trở thành trung tâm của đời ta, nên ta cũng phải đối xử với chị em như Ngài đã đối xử với ta

 
Bài 4:
Chúa Giêsu là con đườmg đưa ta đến hạnh phúc
Với thánh Phaolô, thập giá là việc Chúa Giêsu trút đổ chính mình cho tới cùng, nên đã được Thiên Chúa làm đầy bằng chính Thiên Chúa.
Trút đổ mình tới cùng cũng là con đường đi lên hạnh phúc
Pl 2, 6 – 11
  1. Chúa Giêsu chấp nhận hạ mình xuống cho tới cùng: hạ mình xuống làm người thì đã là quá đáng đối với một vị Thiên Chúa thật; đây Chúa Giêsu lại còn chấp nhận để mình bị người ta coi như một kẻ đáng nguyền rủa; coi là một kẻ tử tội. Việc hạ mình xuống như thế của Người là con đường đưa ta vào hạnh phúc hôm nay và mai sau:
Hiện ta đang tự chuốc lấy khổ nhục vào thân vì ta coi mình lớn quá. Đó là hậu quả của tội lỗi
  1. Khuynh hướng tội lỗi của con người
– Sau khi hất Thiên Chúa ra khỏi lòng mình, người ta có khuynh hướng vơ vào cho mình mọi thứ:
* Người ta đã tôn thờ mình thay vì Thiên Chúa
* Đã tôn thờ vật chất và những thứ do mình làm ra:
Chuyện người cha đánh dập tay con mình.
  1. Chúa Giêsu dạy các môn đệ:
– Coi mình là đầy tớ (Lc 17, 7 – 10) và chính Người đã sống lời mình dạy đến độ chấp nhận chết như 1 kẻ tử tội (Ga 13, 1tt, 21, 1- 14)
  1. Khi chấp nhận cái chết của một kẻ tử tội, Chúa Giêsu đã:
– Lật úp mọi nấc thang giá trị: con người coi tiền bạc, địa vị là giá trị; Chúa Giêsu coi việc ở với Thiên Chúa là giá trị tuyệt đối
– Phaolô cũng thấy được giá trị này, nên đã coi:
* mọi sự là thua lỗ bất lợi là phân bón
* Cả các việc đạo đức ông chắt chiu xây dựng suốt hai muơi năm
Pl 3, 4 – 11, 14, 18 – 21
  1. Cái chết của Chúa Giêsu còn cho thấy: thắng thua, thành công, thất bại không quan trọng, điều quan trọng là làm cho ý định của Thiên Chúa thành sự
Người có dư khả năng bước xuống khỏi thập giá, nhưng không bước, vì đó không phải là ý Cha.
  1. Cái chết thập giá của Chúa Giêsu cho thấy tình yêu Thiên Chúa dành cho kẻ bị áp bức:
– Bao lâu còn nhân loại bấy lâu còn ghen ghét, bấy lâu kẻ vô tội vẫn còn bị kết án. Chúa Giêsu đã chấp nhận đi đến tận cùng cảnh khổ đau này của con người để từ nay không ai phải đau khổ 1 mình
2 Tim 3, 11- 13
  1. Thánh Phaolô đã sống mầu nhiệm thập giá
Theo thánh Phaolô, coi mình là không trước Thiên Chúa. Đây là sức mạnh của Thiên Chúa và cũng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa
  1. Phaolô không muốn biết ai, ngoài 1 mình Chúa Giêsu mà là Chúa Giêsu chịu đóng đinh (1 Cr 2, 2), và Phaolô đã sống mầu nhiệm này cách rất cụ thể:
– Kể mình như đã chết (Rm 6, 3 – 11: Gal 6, 14: Cl 2, 11 – 13).
– Chấp nhận những giới hạn, khuyết điểm của mình
2 Cr 12, 7 – 10: cái rằm
2 Cr 4, 7 – 12: bình sành
Rm 1, 13: muốn thăm mà không thăm được
Rm 7, 15 – 24: điều tốt muốn làm không làm được
– Chấp nhận những đau khổ do việc tông đồ đem lại (2 Cr 1, 5 – 11: 1 Cr 4, 7 – 13
– Chấp nhận lột bỏ con người cũ
Pl 4, 1 – 11; Cl 3, 1 – 11
– Chấp nhận một chế độ khổ chế
1 Cr 9, 19 – 27
 
Bài 5:
Chúa Giêsu cho ta thấy cùng đích của đời ta
Nếu Chúa Giêsu đã không sống lại, thì việc ta tin cũng chỉ là luống công vô ích, Chúa Giêsu đã chỉ cho ta thấy cùng đích của đời ta.
  1. Chúa Giêsu có sống lại thật?
  2. Ngôi mộ trống
Ga 20, 1 – 9; Mt 28, 1 – 9; Mc 16, 1 – 8; Lc 24, 1 – 7
Chuyện khăn liệm thành Turin
  1. Những lần hiện ra: Ga 20, 11 – 18; 1 Cr 15, 1 – 8
Các Tin Mừng thuật lại Chúa Giêsu hiện ra cho một số người và cách đặc biệt hiện ra cho nhóm mười một
Người hiện ra là Chúa, vì:
– Các vết thương của cuộc khổ nạn vẫn còn
– Kỷ niệm xưa vẫn còn (Ga 20, 11 – 18; Lc 24, 13 – 33)
  1. Người vẫn là Người nhưng lại khác trước: không còn bị lệ thuộc vào thời gian và không gian nữa. Người không hiện ra, không biến mất, Người vẫn ở đó, khi nào Người cho môn đệ thấy, họ thấy, khi nào không cho, họ không thấy. Người vẫn ở với các ông và trong các ông:
Mt 28, 28; Mc 16, 19 – 20; Ga 14, 20.
Người được tôn vinh không phải để xa cách ta mà là ở với ta và ở trong ta
  1. Sự thay đổi thái độ nơi các tông đồ: Phêrô; Phaolô
Ai dám liều mạng sống để làm chứng về một điều gì đó, thì điều đó là sự thật.
  1. Họ nhân danh Chúa Giêsu làm phép lạ:
Phêrô chữa người què: Cv 3, 1tt
  1. Chúa Giêsu sống lại đem lại gì cho ta
  2. Chuyện anh dự tòng: Chúa phải hơn chứ vẫn cứ là ngôi thứ hai à?
  3. Chuyện Jack Dourne
Chúa Giêsu đã đưa ta vào tận trong Thiên Chúa, đến độ hôm nay nơi Thiên Chúa có thêm một thành phần mới, đó là bản tính loài người chúng ta
Ga 14, 1 – 6
Sự chết bây giờ chỉ là bước cuối cùng để ta trở nên một thành phần trong Thiên Chúa
Thành đạt của ta hôm nay thuộc có được nên một thành phần trong Thiên Chúa?

 
Bài 6:
Chúa Giêsu chỉ cho ta một lối sống thanh thoát tự do
 
Xã hội tiêu thụ
Về mặt tích cực: chủ nghĩa tiêu thụ khuyến khích đạt được càng nhiều hàng hóa và dịch vụ càng tốt; nâng đỡ quyền lợi của người tiêu thụ; bảo đảm công bằng xã hội nhờ các thực hành kinh tế. Mặt tích cực này hầu như hôm nay không còn nữa: khi lợi nhuận trở thành mục đích của kinh tế, thì người ta sẽ làm mọi sự để kiếm tiền, kể cả bằng những phương tiện phi nhân: sử dụng hóa chất độc hại trong chăn nuôi… 
Về mặt tiêu cực: từ thập niên 1970, chủ nghĩa tiêu thụ muốn nói đến “các mức độ tiêu thụ cao”, nên cũng là việc thu tích các sản phẩm cách ích kỷ và ngớ ngẩn. Chủ nghĩa tiêu thụ đôi khi được dùng để ám chỉ tới các hiện tượng con người mua bán hàng hóa và tiêu thụ vật chất cách quá đáng so với nhu cầu của mình.
Xã hội tiêu thụ xuất hiện vào cuối thế kỷ mười bảy và được tăng cường suốt thế kỷ mười tám do giai cấp trung lưu đã đẩy mạnh ý tưởng mới về việc tiêu thụ xa xỉ và tầm quan trọng của thời trang; có người cho đây là sự cần thiết về kinh tế, chính trị để sản sinh ra sự cạnh tranh tư bản đối với thị trường và lợi nhuận…
Tạo nên những nhu cầu giả
Chủ nghĩa tiêu thụ đã đi sâu vào trong đời sống hằng ngày và nền văn hóa thị hiếu của các xã hội ta đang sống, thường bằng những cách thức ta không nhận ra (Smulyan, 266). Phương tiện của chủ nghĩa này là quảng cáo. Quảng cáo với sự không ngừng thay đổi và phát triển luôn tấn công người tiêu dùng bằng thông tin về nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, tạo nên những nhu cầu giả, đưa con người tới chỗ tiêu xài xa xỉ.
Ví dụ: cứ có iphone mới là phải bỏ cái cũ, mua cái mới.
Theo Madeline Levine, chủ nghĩa tiêu thụ tạo ra  “một sự thay đổi từ các giá trị của cộng đoàn, linh đạo và chính trực sang cạnh tranh, duy vật chủ nghĩa và chia rẽ”.
Tạo nên các danh dự hão
Những người tiêu dùng giàu có là mục tiêu hấp dẫn nhất của thị trường. Thị hiếu, lối sống và sở thích của giai cấp thượng lưu đang từ từ trở thành tiêu chuẩn cho mọi người tiêu dùng. Các người tiêu dùng không giàu có nghĩ rằng họ có thể thay đổi địa vị xã hội của mình bằng cách sử dụng những sản phẩm của người giàu. Và lúc nào họ cũng có thể thỏa mãn nhu cầu ấy.
Tạo nên cạnh tranh và đua đòi
Việc đua đòi cũng là thành phần cốt cán của chủ nghĩa tiêu thụ thế kỷ 21:  thường xuyên tìm cách đua đòi với những người ở địa vị cao hơn mình trong xã hội, bắt chước người giàu và người giàu bắt chước các nhân vật nổi tiếng và các thần tượng khác. Việc quảng cáo các sản phẩm đã được những người giàu có sử dụng thường kích thích người nghèo mua với ảo tưởng rằng có sản phẩm này, họ sẽ không thua gì những người giàu có.
Tự đồng hóa mình với sản phẩm mình có
Những ngươi theo chủ nghĩa tiêu thụ thường có khuynh hướng tự đồng hóa cách mạnh mẽ với nhiều sản phẩm hay dịch vụ họ tiêu thụ như Hoàng Toyota, Minh Rado. Hàng hóa họ tiêu thụ trở thành căn tính của họ, thậm chí những người này còn cực đoan đến độ hy sinh thời gian và chủ động nâng đỡ một công ty hay nhãn hiệu nào đó mà họ tự đồng hóa với. Họ mua để công ty ấy phát triển…
 “Nền kinh tế sản xuất khổng lồ đòi ta phải biến tiêu thụ thành nếp sống của ta, để ta biến việc mua và sử dụng hàng hóa thành các nghi lễ, để ta tìm được sự thỏa mãn tinh thần và ích kỷ của ta trong việc tiêu thụ.
Một nền văn hóa tiêu thụ
Trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21, chủ nghĩa tiêu thụ trở nên một phần đáng kể của văn hóa. Mua sắm những thứ không cần thiết, mua sắm chỉ để nói lên sự giàu sang, hợp thời trang, để tỏ cho người ta biết mình là ai, đang trở thành một lối sống của xã hội ta. Các trung tâm thương mại là nơi tiêu biểu cho người ta đón tiếp và khuyến khích việc tiêu thụ. Ta có thể thấy được sự thành công của ý thức hệ tiêu thụ trên toàn thế giới. Người ta vội vã đến các siêu thị mua hàng và tiêu hết sách mọi đồng, nên cũng tự nhốt mình trong hệ thống tài chính của việc toàn cầu hóa tư bản.
Nhiều người nghĩ rằng sự phát triển kinh tế là giải đáp cho hết mọi sự và nếu có giờ, sẽ khôi phục lại tất cả những bất bình đẳng của thế giới hiện nay.
Hiện ở Việt nam đang bắt đầu tình trạng mua trả góp, đây cũng là một chiêu trò của chủ nghĩa tiêu thụ.
Tàn phá môi trường
Xã hội tiêu thụ có nhiều nguy cơ tàn phá môi trường hơn, góp phần làm cho trái đất nóng hơn và sử dụng các tài nguyên ở mức độ cao hơn các xã hội khác. Cố giảm bớt ô nhiễm môi trường mà không giảm bớt chủ nghĩa tiêu thụ thì cũng giống như chiến đấu chống lại việc buôn bán ma túy mà lại không giảm bới các con nghiện.
Tóm lại, chủ nghĩa tiêu thụ đã tạo nên những tai họa cho con người và xã hội loài người như: tạo nên những nhu cầu giả, các danh dự hão, sự đua đòi vô ích, việc tự đồng hóa mình với sản phẩm mình có, một xã hội tiêu xài xa xỉ chỉ biết mình mà không biết đến những người nghèo khổ, tàn phá môi trường.
Con người trong xã hội tiêu thụ đã sử dụng tiền bạc, tiện nghi, của cải để làm thước đo giá trị của con người. Người giàu được trọng vọng, người nghèo bị coi là một con số, người ta muốn xóa đi lúc nào thì xóa
Chuyện Tịnh đi dâng lễ ở kinh tế mới.
  1. Đức Kitô đã trở thành nghèo khó
– Sống nghèo
– Rao giảng Tin mừng  nghèo
– Chết nghèo
– Chúa chẳng cần ai khen, chẳng sợ ai chê
– Chúa không tìm kiếm danh dự thuộc thế gian này (Ga 7, 2tt).
  1. Tân ước đối với người giàu có
2.1. Chúa Giêsu đối với người giàu có
Người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa (Mt 19, 16tt); Lòng ham mê tiền bạc khiến người ta trở thành sát nhân (Mt 21, 33tt); Ham mê tiền bạc, danh dự bị Chúa Giêsu chúc dữ (Mt 23, 5 – 11, 14)
Chúa Giêsu dạy ta:
Mt 5, 3: Phúc thay những người nghèo khó;
– Đừng tích trữ kho tàng dưới đất (Mt 6, 19 – 20; Lc 12, 13tt);
– Không làm tôi hai chủ (Mt 6, 24)
– Để được vào Nước Thiên Chúa, người ta phải coi vật chất, nhà cửa, việc lấy vợ lấy chồng là chuyện thứ yếu (Mt 22, 1tt);
– Giàu có không đem lại cho người ta sự sống đời đời (Lc 12, 13tt)
2.2. Thánh Phaolô:
– Lòng ham mê tiền bạc là cha đẻ mọi điều gian ác (1 Tim 6, 3 – 10)
– Trộm cướp và tham lam không được vào Nước Thiên Chúa (1 Cr 6, 9tt)
2.3.
– Hãy dùng đôi tay của mình mà làm ăn (Ep 4, 28tt), tham lam là thờ ngẫu tượng (Ep 5, 5); Coi mọi sự là thiệt thòi (Pl 3, 1tt).
  1. Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường giải thoát
Đứng trước xã hội tiêu thụ này, nhiều người chủ trương tẩy chay việc sử dụng tiện nghi, có người cực đoan đến độ trở thành keo kiệt. Với tư cách là Kitô hữu và tu sĩ, cách đặc biệt với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ta được mời gọi sống nghèo, không phải chỉ chống lại chủ nghĩa tiêu thụ nhưng tiếp nối cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần gan này, để công bố cho thế gian này biết rằng tiền bạc, chức quyền không phải là giá trị tuyệt đối, vì
– Bộ mặt thế gian này đang qua đi (1 Cr 7, 29 – 31)
– Mọi sự ta có đều do bởi Thiên Chúa (1 Cr 4, 6 – 13)
– Ta chỉ là đất sét trong tay thợ gốm (Rm 9, 19 – 24).
– Lòng ham mê danh vọng đưa tới bất an, chia rẽ và lòng ham mê tiền bạc là cha đẻ mọi sự gian ác (Hr 13, 1 – 8; 1 Tim 6, 3 – 10).
– Khó nghèo để ta dễ dàng phó thác cho Thiên Chúa (G 2, 7 – 10; Mt 6, 25 – 34)
  1. Ta phải sống khó nghèo thế nào?
Có hai kiểu khó nghèo:
– Khó nghèo chân đất, tức khước từ sử dụng tiện nghi
– Khó nghèo theo Công Đồng Vatican II, sử dụng tiện nghi mà lòng không dính bén:
* Lấy tiêu chuẩn của người nghèo làm tiêu chuẩn để chọn các vật cần dùng;
* Không đòi hỏi, không kêu ca
– Kinh nghiệm cho thấy càng tìm tiền càng thiếu càng mất uy tín; càng tự do với tiền bạc càng có tiền và có uy tín (chuyện mua xe) – Có người không cần nhưng vẫn cứ thích giữ tiền
– Thiên Chúa cho ta để ta chia sẻ, càng chi sẻ càng nên dư dật (chuyện thăm Thạch)
– Khó nghèo là bằng lòng với mọi hoàn cảnh (Pl 4, 12 – 14) chuyện cúp điện
– Khó nghèo để không trở thành gánh năng cho ai (1 Tx 2, 9; 3, 7 – 9)
– Khó nghèo để tự do với những tiếng khen chê (1 Tx 2, 3 – 7): Chuyện thế hệ thừa kế
– Khó nghèo để tự do với chức vụ công việc:
*Sẵn sàng từ bỏ;
* Giúp đỡ người đến sau;
* Không than phiền vì người đến sau phá vỡ công trình của mình.
 
Bài 7:
Chúa Giêsu giải thoát ta khỏi xã hội hưởng thụ
 
Ta đang sống trong một xã hội hưởng thụ trong mọi lãnh vực đặc biệt trong quan hệ tình dục, trong đời sống hôn nhân và gia đình. 
Báo mạng ngày 26.3.2014 cho thấy hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số này cho thấy chúng ta đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai.
Cũng theo thống kê của Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, ở nước ta, cứ 1 trẻ em ra đời thì có 1 bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2 – 1,6 triệu trẻ em được sinh ra tương ứng với đó con số bào thai bị phá bỏ. Đáng chú ý hơn cả là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai.
Ngoài tình trạng đau lòng này ra, việc nghiện ngập là bằng chứng rõ nhất của xã hội hưởng thụ, sau đây là những thứ nghiện ngập ở Việt nam
1. Nghiện rượu:
Theo bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Texas Hoa kỳ, thì nghiện rượu đã được coi như một bệnh của cơ thể, giống như các bệnh khác. Có điều hơi khác, là bệnh nghiện rượu là do chính người bệnh tự ý gây ra. Người nghiện rượu luôn bị ám ảnh bởi rượu và mất sự kiểm soát về số lượng tiêu thụ. Họ cần rượu hệt như của ăn, nước uống. Họ thường tiếp tục uống rượu mặc dù đã có những hậu quả trầm trọng về sức khỏe, về gia đạo, về việc làm, đôi khi có những tác phong, hành động vi phạm pháp luật. Không điều trị, bệnh nghiện rượu sẽ kéo dài suốt cuộc đời và có thể đưa tới tử vong.
Người bệnh thèm rượu kinh khủng, luôn luôn ám ảnh với rượu và có nhu cầu uống vài ly cho đỡ nhớ; mất tự chủ, không kiểm soát được lòng mình; không có khả năng bỏ dù đã nhiều lần hứa với người thân và hứa với lòng mình; phụ thuộc vào rượu khi ngưng hoặc giảm số lượng, người nghiện rượu cảm thấy trong mình bực bội, khó chịu, ói mửa, đổ mồ hôi, cơ thể run rẩy, ngáp lên ngáp xuống; uống sỉn rồi vẫn chưa đã cơn ghiền. Họ thường lén lút uống một mình, không thích thú với công việc thường làm, cảm thấy nóng nẩy khi tới bữa mà không có rượu, dấu rượu ở nơi mà chỉ họ biết, đang làm việc cũng lén lút mở chai rượu, tu một hơi. Người nghiện rượu thương do: di truyền, rối loạn tinh thần, khó khăn trong công việc làm ăn, gia đạo bất an, áp lực rủ rê của bè bạn, quảng cáo.
  1. Nghiện cờ bạc
9/10 các nhà tâm lý học cho rằng nghiện cờ bạc thực sự giống như một loại ma túy nguy hiểm vậy. Ví dụ, những người nghiện cờ bạc cho biết có cảm giác “phê” giống như những người nghiện cocaine. Họ cũng gặp phải các triệu chứng khi cai nghiện như mất ngủ, đau đầu, khó chịu trong bụng, chán ăn, tim đập nhanh và đổ mồ hôi.
Vậy, bản chất của chứng nghiện cờ bạc là gì? Khi một con nghiện cờ bạc chiến thắng, đường viền giữa trong não sẽ sản sinh ra một lượng dopamine khổng lồ, khiến cho anh ta thèm muốn được tiếp tục chiến thắng và thắng nhiều hơn nữa. Khi anh ta thua bạc, lượng dopamine giảm xuống khiến cho cảm giác thèm muốn trở nên mãnh liệt hơn nữa.
Tồi tệ hơn, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi xem các đoạn video đánh bạc, người nghiện cờ bạc sẽ có mức độ hoạt động của vùng vỏ não trước trán (vmPFC) giảm sút, giống như khi những con nghiện cocaine xem các đoạn video về loại ma túy này. Đây là một hiện tượng rất đáng lo, vì vùng não vmPFC có trách nhiệm điều phối các cảm xúc và quản lý rủi ro.
  1. “Nghiện” ăn
Chứng rối loạn ăn uống giống với nghiện ma túy là chứng rối loạn ăn uống vô độ (“binge eating”). Khi bị mắc chứng rối loạn này, người bệnh sẽ dành ra một lượng thời gian lớn để suy nghĩ và lên kế hoạch cho “trải nghiệm” ăn uống của mình, sau đó sẽ ăn uống một cách vô độ và sẽ không ngừng lại cả khi đã no bụng.
Đây là một vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển. Tại Mỹ, các nhà khoa học ước tính rằng 3,5% phụ nữ và 2% nam giới đã/đang mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ, quá nửa số này không bao giờ được điều trị chứng bệnh này. Từ góc độ tiến hóa, việc khuyến khích con người tự cung cấp đủ chất dinh dưỡng là một trong những lý do chính dẫn tới sự tồn tại của hệ thống “tự thưởng” trong não. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các món ăn ngon, đặc biệt là món ăn nhiều đường, nhiều chất béo, sẽ kích hoạt hệ thống sản sinh dopamine theo cùng một cách giống như ma túy.
  1. Nghiện Internet
Hội chứng nghiện Internet thu hút được rất nhiều sự chú ý sau khi Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam xuất hiện một loạt các trường hợp đau lòng về các thanh thiếu niên nam giới mê game tới mức bỏ ăn, bỏ bê gia đình hoặc thậm chí là… tự sát.
  1. Tình dục
Đây là một chứng “nghiện” đến từ nguyên nhân tiến hóa của con người: Tình dục có thể kích thích đường viền giữa của não không kém gì ma túy. Các biểu hiện của chứng nghiện sex là nghiện phim khiêu dâm, thường xuyên đi lại với gái mại dâm hoặc cố tình “khoe của quý” ngoài đường. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thực hiện một nghiên cứu tầm cỡ quốc gia nào về chứng nghiện sex. Các chuyên gia chỉ có thể ước tính được rằng khoảng 3 – 6% dân Mỹ bị nghiện tình dục. Các nghiên cứu tâm thần học cho thấy những người bị mắc chứng nghiện sex sẽ thiếu khả năng kiểm soát ham muốn, giảm sút khả năng đánh giá và kiểm soát tâm lý.
  1. Nghiện shopping.
Thực tế, hiện tượng “nghiện shopping” đã được ghi nhận gần một thế kỷ, và số lượng email quảng cáo khổng lồ cùng các đợt khuyến mại “khủng” trên các trang mạng rõ ràng đã làm cho triệu chứng tâm lý này trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi nhiều người cho rằng chỉ có phụ nữ mới “nghiện shopping”, nghiên cứu của Đại học Stanford cho rằng cả 2 giới đều bị ảnh hưởng nhiều như nhau: khoảng 6% phụ nữ nghiện mua sắm, trong khi con số này ở nam giới lên tới 5,5%. Một vài nhà khoa học cho rằng chứng nghiện mua sắm có liên quan tới chứng rối loạn “nghiện” tích trữ đồ đạc của con người[3].
  1.  Nghiện ma túy là gì?
Nghiện ma túy là khi một người nào đó cần phải có ma túy mới có thể sinh hoạt bình thường. Rượu, một số thuốc được kê đơn, các loại bất hợp pháp như cần sa, heroin và amphetamines (như thuốc lắc, ma túy đá, v..v..) đều được xem là chất gây nghiện. Nghiện ma túy là một bệnh mạn tính của não bộ, tương tự như các bệnh mạn tính khác. Người nghiện ma túy là người buộc tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và xã hội.
Quá trình nghiện bắt đầu khi người đó có sự thôi thúc mạnh mẽ phải sử dụng ma túy. Khi không sử dụng, người nghiện có thể cảm thấy buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủ. Khi nghiện, người nghiện không thể thực hiện những sinh hoạt hằng ngày như làm việc, học tập hoặc chăm sóc gia đình một cách bình thường nếu không có ma túy. Khi sử dụng trong một thời gian dài, ma túy sẽ làm thay đổi chức năng của não bộ, nghĩa là người nghiện không còn cảm thấy họ có quyền lựa chọn sử dụng ma túy nữa – mà não bộ của họ tin rằng họ cần ma túy để sinh hoạt bình thường.
Điều quan trọng là cần phải hiểu nghiện ma tuý là một bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Bước đầu tiên để điều trị nghiện ma tuý là biết được bản thân mình bị bệnh và mong muốn được điều trị.
Sự có mặt của ma túy đá đã làm thay đổi hoàn toàn sự chế ngự của thuốc lắc – loại ma túy tổng hợp vốn được giới ăn chơi ưa chuộng. Dân chơi đổ xô đi mua đá ngày một nhiều hơn. Thời gian gần đây loại ma túy đá đã dần trở thành những món ăn không thể thiếu được trong các cuộc ăn chơi thác loạn của một bộ phận giới trẻ… Người sử dụng “đá” thường xuyên sẽ nhanh chóng bị các triệu chứng như: mất ngủrối loạn hệ thống thần kinhloạn thịsuy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng v.v… nếu người hút “đá” trong thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ đột quỵ do hiện tượng thiếu máu não, tăng nhịp cơ tim gây ra.[4]
Giai đoạn nghiêm trọng sẽ dẫn tới hoang tưởng ảo giác, lo sợ, bị kích động, lên cơn loạn thần kinh hay các triệu chứng dễ nhận thấy như ảo thị, ảo giác như môi khô, mắt đỏ, đi loạng choạng, nói một mình, sợ bị đuổi đánh, sợ có người theo dõi.[21] Những phản ứng này rất dễ dẫn tới các hành vi nguy hiểm như phóng xe nhanh gây tai nạn, cào rách mặt mũi, đánh chém nhau, thậm chí phi người từ trên cao xuống đất.
Nhiều con nghiện bị mất khả năng duy trì nòi giống, vì ma tuý làm lượng tinh trùng được sản xuất ra ít và yếu đi, ảnh hưởng đến khả năng tình dục của người đàn ông. Vì thế nghiện ma tuý lâu ngày, chuyện vô sinh hoàn toàn có thể xảy ra đối với con nghiện.[5] Tóm lại, việc chơi ma túy “đá”,  có thể làm suy yếu sức lực, gây ảo giác dẫn đến chứng rối loạn tâm thần, thậm chí còn dẫn đến vô sinh.
  1. Chúa Giêsu căn dặn môn đệ
– Đừng chè chén say sưa, ham mê sự đời (Mt 24, 37 – 51)
– Ai nhìn người nữ mà thèm muốn thì đã ngoại tình trong lòng rồi (Mt 5, 28). Chúa Giêsu còn triệt để đến mức: nếu tay anh nên dịp tội cho anh thì hãy chặt nó đi (Mc 9, 43 – 50)
  1. Chúa Giêsu là người khiết tịnh
  2. Nền tảng của lời khấn khiết tịnh: Chúa Giêsu là người khiết tịnh. Người sống khiết tịnh:
– Để cảm thương mọi người như thể trên trần gian này chỉ có mình Người với họ (Mc 8, 35 – 38)
– Để phục vụ mọi người (Lc 22, 24 – 30) đến độ không còn giờ ăn uống nghỉ ngơi (Mc 3, 20 – 22)
– Để mang lấy bệnh hoạn tật nguyền của ta (Mt 8, 16 – 17)
– Để chết cho ta được sống dồi dào (Ga 10, 7 – 18).
  1. Ta sống khiết tịnh:
– Để đáp lại tình yêu của Chúa Giêsu (2 Cr 11, 2)
– Vì ta muốn chọn phần tuyệt hảo (Lc 10, 38 – 42)
– Vì ta muốn dành cho Chúa Giêsu những gì là cao quí nhất (Mt 26, 6 – 13), khiết tịnh là một vết thương muôn đời rướm máu.
– Để mặc lấy Đức Kitô (Rm 13, 11 – 14)
– Để Chúa Giêsu được tự do sống trong ta (Gal 2, 15 – 20).
– Để cả thân xác và linh hồn ta thuộc về Chúa (1Cr 6, 12 – 20); để thuộc về Chúa, lo việc Chúa 1 Cr 7, 29 – 35; Rm 8, 1 – 13; 12, 1 – 2.
  1. Ta sống khiết tịnh:
– Để đáp lại tình yêu của Chúa Giêsu (2 Cr 11, 2)
– Vì ta muốn chọn phần tuyệt hảo (Lc 10, 38 – 42)
– Vì ta muốn dành cho Chúa Giêsu những gì là cao quí nhất (Mt 26, 6 – 13), khiết tịnh là một vết thương muôn đời rướm máu.
– Để mặc lấy Đức Kitô (Rm 13, 11 – 14)
– Để Chúa Giêsu được tự do sống trong ta (Gal 2, 15 – 20).
– Để cả thân xác và linh hồn ta thuộc về Chúa (1Cr 6, 12 – 20); để thuộc về Chúa, lo việc Chúa 1 Cr 7, 29 – 35; Rm 8, 1 – 13; 12, 1 – 2.
  1. Ta phải sống thế nào?
Tận dụng mọi phương thế siêu nhiên và tự nhiên:
4.1. Siêu nhiên
– Khiết tịnh là một đặc sủng, nên phải có ơn gọi
– Khiêm tốn cầu xin mỗi ngày ơn bền đỗ (2 Cr 10, 12)
-Luôn sống trong sự hiện diện của Chúa
– Sống trọn vẹn mầu nhiệm Thánh Thể :  Sống lời Chúa mỗi ngày; * Luôn dâng lời tạ ơn
4.2. Tự nhiên
-Phải muốn sống khiết tịnh, ai không muốn không sống được
– Sống trọn vẹn giấy phút hiện tại
– Không phiêu lưu tình cảm (chuyện Long Điền; MTg Bà Rịa);- Không đứng núi này trông núi kia cao; – Không bắt cá hai tay;- Cần một cộng đoàn cởi mở :
 
Bài 8
Chúa Giêsu giúp ta sống triển nở trong đời tu
Vâng phục là kể mình như đã chết đối với ý riêng để cho ý Thiên Chúa thành sự nơi mình. Hễ đã là người, ai cũng phải vâng phục
Những gương vâng phục của các thánh, hiện không còn tác dụng nhiều nữa, vì xã hội hiện nay đề cao cá nhân chủ nghĩa, đề cao tự do theo nghĩa muốn làm gì thì làm, nên vâng phục không phải là chuyện dễ.
  1. Nền tảng của lời khấn vâng phục
– Chúa Giêsu là người vâng phục: * vâng phục qui luật làm người; *vâng phục cha mẹ trần gian (Lc 2, 51); * vâng phục luật pháp quốc gia (Mt 17, 24 – 27); – Chúa Giêsu vâng phục cha; * vâng phục ý Cha (Ga 6, 38; 8, 28 – 30; 12, 49 – 50), lương thực của Người là thi hành ý muốn của Cha (Ga 4, 31), vâng phục Cha qua trung gian những kẻ gian ác (Mt 26, 36 – 46: Lc 23, 44 – 46); * vâng phục cho đến chết (Pl 2, 6 – 11: Hr 5, 7 – 10)
Không xây dựng đời ta trên nền tảng của sự vâng phục của Chúa Giêsu, thì lời khấn vâng phục không những không làm ta triển nở mà còn đè bẹp đời ta.
  1. Vâng phục để làm gì?
– Vâng phục hơn của lễ (1 S 15, 16 – 23); – Vâng phục là điều kiện để được ở trong Thiên Chúa (Ga 14, 15); – Vâng phục là điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa (Mt 7, 21 – 23); – Vâng phục là dấu chỉ của người môn đệ (Cv 4, 18 – 22; 5, 27 – 32).
Vâng phục trong gia đình làm ta được triển nở; vâng phục ngoài xã hội để có được trật tự, kỷ cương; và vâng phục trong quân độ để người ta được sống; vâng phục trong đời tu để ta được đồng hình, đồng dạng với Chúa Giêsu.
  1. Ai phải vâng phục ai?
– Cả bề trên lẫn bề dưới đều phải vâng phục Thiên Chúa, qua:
* Lời Chúa  * Hội Thánh;  * Hiến Pháp và Qui Luật; * Luật pháp quốc gia chỉ những luật phục vụ lợi ích toàn diện của con người và phù hợp với Tin mừng
  1. Những khó khăn trong lời khấn vâng phục:
– Bề trên cũng là người như ta, nên chắc chắn có những sai lầm như ta
– Có khi bề trên đưa ra những quyết định không vì lợi ích chung
– Tính ích kỷ nơi ta khiến ta khó chấp nhận những gì không phù hợp với ta
  1. Vâng phục kiểu nào?
 Tối mặt? Hay đối thoại: quyết định cuối cùng là của bề trên
  1. Làm thế nào để dễ dàng vâng phục?
– Nhận ra ý Thiên Chúa nơi những người có trách nhiệm
– Đặt lợi ích cộng đoàn trên lợi ích cá nhân
– Tin rằng mọi người đang tìm kiếm lợi ích của cộng đoàn và lợi ích của cá nhân mình;  – Tin rằng Chúa có thể biến sự dữ thành sự lành.
Bài 9
Chúa Giêsu là mẫu mực của đời sống cộng đoàn
  1. Thực trạng của đời sống cộng đoàn hiện nay
  2. Cá nhân chủ nghĩa:
– Ích kỷ, chỉ biết mình mà không biết đến ai:
  1. Thực trạng của đời tu
– Kỳ thị: ai thuận với mình thì chơi, ai không thuận thì không chơi: ai thuận với mình thì hoan hô, kể cả khi họ không tốt;- Chèn ép nhau; – Không dám nghe sự thật, sự thật bây giờ là vừa ý, vừa tai tôi, chứ không phải là một sự kiện khách quan; – Thiếu cầu nguyện, thiếu đức tin; – Thiếu mục đích, động cơ tu không đúng đắn (1 Cr 3, 1 – 16)
  1. Nền tảng của đời sống cộng đoàn
  2. Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26 – 27), nên họ được mời gọi:
* Yêu  nhau như Thiên Chúa; * hợp nhất với nhau như Thiên Chúa; * Cùng nhau làm nên một xương một thịt (St 2, 18 – 25). Vì thế, không có tha nhân ta không thể là người được; tha nhân là ân nhân lớn nhất cho ta thành người.
  1. Con người đã phá vỡ cộng đoàn khi hất Thiên Chúa ra khỏi đời mình và ra khỏi cộng đoàn nhân loại:
– Vợ chồng đổ lỗi cho nhau (St 3, 12); – Anh em chém giết nhau (St 4, 1tt); – con người trở nên gian dối vì ích kỷ (St 12, 10 – 20); – lừa đảo nhau (St 27, 1 – 45; 29, 1tt); – trâu cột ghét trâu ăn (St 37); – Không ăn được đá đổ (St 39, 7 – 22)
  1. Thiên Chúa cương quyết bảo vệ cộng đoàn Ngài đã thiết lập, suốt dòng lịch sử Ngài luôn nhắc nhở ta: – Để được hạnh phúc, ta không được giết người, không được ngoại tình; không được làm chứng gian, không được thèm muốn của cải đồng loại (Xh 20, 12 – 17); không được ngược đãi ức hiếp khách ngụ cư (Xh 22, 10); không được phao tin đồn nhảm, hùa theo số đông làm điều trái ( Xh 23, 17; Is 58, 6 -7 ; Am 8, 4 – 6)
  2. Chúa Giêsu tái lập và là gương mẫu của cộng đoàn
– Người dạy phải yêu thương (Mt 22, 37 – 40): làm cho người ta những gì ta muốn họ làm cho ta (Mt 7, 13); – Yêu thương kẻ thù (Mt 5, 38 – 42; Rm 12, 14 – 21); – Nhân từ như Thiên Chúa là Đấng nhân từ (Mt 5, 48); – Tha thứ cho người ta (Mt 6, 14 – 15), tha hoài tha mãi (Mt 18, 21 – 25)
  1. Người đã đồng hóa mình với kẻ nghèo người khổ để ta có thể cho Thiên Chúa ăn và được vào Nước Thiên Chúa (Mt 25, 35tt).
  2. Người lập bí tích Thánh Thể để ta được nên một với Người và nên một với nhau (1 Cr 11, 17 – 32) và cùng nhau làm nên một thân mình duy nhất (1 Cr 12, 12 – 30: Rm 12; Ep 4, 11 – 13). Thước đo quan trọng nhất của lòng yêu mến này nằm trong 1 Cr 13, 1tt, nhất là 1, 4 – 7.
 
Bài 10:
Những nguyên nhân phá vỡ cộng đoàn
Ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể Chúa Giêsu để ta nên một với Thiên Chúa và nên một với nhau trong Thiên Chúa, nhưng ta vẫn cứ là những người xa lạ, phe nhóm, hận thù. Đâu là những nguyên nhân pha vỡ cộng đoàn?
  1. Thiếu lòng tin vào Thiên Chúa
– Gal 3, 26. Ta không tin rằng Thiên Chúa đã tạo nên ta để ta nên con cái Thiên Chúa và anh em với nhau (Ep 2, 13 – 16).
– Không có lòng tin hoặc thiếu lòng tin này sẽ không có cộng đoàn Kitô hữu. Khi có chuyện lục đục trong cộng đoàn thì điều đầu tiên phải xét là ta có còn tin vào Thiên Chúa nữa chăng, có còn để Thiên Chúa làm chủ?
– Không tin vào Thiên Chúa người ta có thể làm đủ mọi sự gian ác, sẽ chỉ còn tôn vinh lẫn nhau (Ga 5, 41 – 44), sẽ sử dụng tha nhân như một con cờ thí, thực hiện những âm mưu gian ác của mình (Ga 8, 1tt).
– Không có lòng tin vào Thiên Chúa, ta sẽ đòi Thiên Chúa hành xử theo kiểu của ta, làm theo ý ta (Lc 15, 29 – 30)
  1. Thiếu lòng tin tưởng nhau:
– không tin vào con người của nhau, vì nói dối nhiều quá
– không tin vào khả năng của nhau: không giao việc, không giao nhưng luôn sợ người ta làm hư việc
  1. Lấy mình làm thước đo người khác
– Mt 11, 16 – 19: tôi là cái rốn của vũ trụ này, ai không thuận với tôi là chống lại tôi
– Phê bình, chỉ trích nhau (Rm 14, 1 – 3, 13; 15, 1 – 4: 2 Cr 10, 12)
  1. Thiếu cởi mở, lắng nghe, đối thoại
  2. Vô ơn đối với Thiên Chúa và đối với nhau
– không nhận ra ý định của Thiên Chúa khi cho mình được ở với những chị em hiện nay, không nhận ra tha nhân là ơn của Thiên Chúa cho mình.
  1. Ích kỷ:
– Chỉ biết nghĩ tới mình
  1. Kiêu căng: lúc nào cũng coi mình là nhất mà mình không nhất được nên ghen tỵ (1 Cr 12, 20 b; Gal 5, 19 – 20; 6, 3; Pl 1, 3; Rm 12, 3.
– Vì muốn được khen nên nịnh bợ: thượng đội, hạ đạp
– Luôn nói hành, nói xấu. Nói xấu bao giờ cũng phá vỡ cộng đoàn
 
Bài 11:
Chúa Giêsu là lý tưởng của đời sống cộng đoàn
  1. Xây dựng một lòngtin vững mạnh vào Thiên Chúa
Tin rằng Thiên Chúa yêu thương ta. Lòng tin này không chỉ là lý thuyết mà phải là một kinh nghiệm: hiện nay lòng tin của hầu hết người Công Giáo chỉ mới được như những người viếng mộ: cầu nguyện hời hợt, như thể không có địa chỉ… Chỉ khi có kinh nghiệm về Thiên Chúa, ta mới có thể trao phó mọi sự cho Thiên Chúa, mới dám chấp nhận Thiên Chúa và chấp nhận tha nhân theo ý định Thiên Chúa
  1. Ý thức rằng cộng đoàn này là của Chúa
– Chính Chúa qui tụ ta, những con người khác biệt để ta gắn bó với Người và với nhau, làm nên 1 thân mình duy nhất của Đức Kitô mà tiếp tục sứ vụ yêu thương của Người
Ga 13, 34 – 35; 15, 8; Ep 4, 1 – 6, 11 – 13.
– Mục đích ta nhắm tới không phải là thắng thua, mà là xây dựng cộng đoàn thành dấu chỉ Nước Thiên Chúa
  1. Sống theo khuôn mẫu Chúa Giêsu: yêu nhau như Chúa:
– trở thành niềm vui cho nhau, không phải là nịnh bợ nhau mà xây dựng cho nhau thành những con người có giá trị
– chấp nhận nhau như Chúa Giêsu chấp nhận chị phụ nữ Samaria
– trở thành bánh cho nhau
– không kết án  (Ga 8, 1tt)
– sẵn sàng chịu thiệt thòi và chết cho người ta được sống dồi dào
– thành tôi tới phục vụ (Ga 13, 1tt)
  1. Trang bị cho mình tâm tư của Chúa Giêsu để sống với nhau Pl 2, 1 – 11:
  2. Nhận ra anh em là thân mình của Chúa và thân mình của ta
– mang chung một tên gọi, một đặc sủng…
– ta có mặt để làm cho chị em những gì họ không làm được và ngược lại…
  1. Đặt mình trong địa vị của người khác để dễ dàng thông cảm Rm 15, 1 – 3
  2. Luôn hướng về sự hợp nhất: dứt khoát không chấp nhận chia rẽ, phe nhóm
– 1 Cr 3, 3 – 4: chia rẽ là còn sống theo xác thịt
– Rm 16, 17 – 18: chia rẽ là còn sống theo cái bụng của mình
– Ep 4, 3: tha thiết duy trì sự hợp nhất
  1. Thành thật với nhau: Ep 4, 25: hãy nói thật với người thân cận
Mt 5, 37; Col 3, 9 – 10. Có nói có, không nói không
  1. Dứt khoát không nói hành, nói xấu
  2. Mang gánh nặng cho nhau 2 Cr 11, 9; Col 6, 2
  3. Cần có một tình thần hài hước: hài hước khác với châm chích
  4. Cần 1 cái nhìn tích cực về nhau: Chuyện cha già dễ thương
 
Bài 12:
Chúa Giêsu là thầy dạy cầu nguyện
  1. Cầu nguyện là bản chất của con người
– Không biết Thiên Chúa vẫn cầu nguyện
– Người vô thần cũng cầu nguyện
– Trong khi đó người Công Giáo lại ít cầu nguyện nếu không muốn nói là đang bỏ mất việc cầu nguyện: cả ngày chẳng sống với Chúa được bao lâu
– Cầu nguyện làm cho người ta thành những con người vĩ đại
*Gioan Phaolô II; *Têrêsa Calcutta
Tóm lại, ai không cầu nguyện, không thể làm gì được cho Thiên Chúa, cho con người và xã hội loài người.
  1. Chúa Giêsu là người cầu nguyện
  2. Trước khi thì hành sứ vụ công khai (Mt 4, 1 – 11)
  3. Trước khi chọn nhóm 12 (Lc 2, 12 – 16)
  4. Khi làm phép lạ bánh (Lc 9, 12)
  5. Sau khi làm phép lạ bánh (Mc 6, 45)
  6. Trước khi phục sinh Lazarô (Ga 11, 41 – 42).
  7. Trong vườn Gietsimani (Mt 26, 36 – 46)
Người không còn giờ ăn uống nghỉ ngơi nhưng vẫn còn giờ cầu nguyện, có khi lại còn thức trắng đêm cầu nguyện.
III. Cầu nguyện với Chúa Giêsu là:
  1. Hướng về Cha:
– Khi thất bại (Mt 11, 25tt)
– Khi thành công (Mt 19, 6; ga 12, 20 – 32)
  1. Làm theo ý Cha
– Xin đừng theo ý con (Mt 26, 39, 46; Ga 17, 4)
– Người có quyền cự lại Cha, cãi lệnh cha nhưng Người đã không cãi, trái lại đã buông bỏ mọi sự trong tay cha (Lc 23, 33, 44 – 46)
Như thế, cầu nguyện đối với Chúa Giêsu không chỉ là một lời thưa lên với Cha nhưng là cả một cuộc đời làm theo ý Cha và để cha tự do sử dụng. Cầu nguyện với Chúa Giêsu là dành chọn cuộc đời để thi hành ý Cha
  1. Chúa Giêsu dạy ta cầu nguyện
  2. Không thầy anh em không làm được gì (Ga 15, 5; 21, 15 – 19)
  3. Xin sẽ được tìm sẽ thấy (Lc 11, 1 – 13: Mt 6, 5 – 6)
  4. Cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Lc 22, 39)
Vì thế, chuyên môn của tu sĩ là cầu nguyện (Ep 6, 18; Col 4, 2; 1Tx 5, 16)
  1. Cầu nguyện thế nào?
  2. Trung thành với việc cầu nguyện
2. Làm cho việc cầu nguyện ngày một chất lượng hơn trong đời ta
[1]  http://www.religion-online.org/showarticle.asp?title=472
[2] Willaim B. Friend, Thách thức mục vụ đối với các mục tử và tín hữu trong các nước bị túc hóa, tr. 2
[3] Cập nhật: 21/04/2014 Theo Vnreview