Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 10 ngày 12

Ngày 12 Tháng Mười

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    “Để cầu nguyện sốt sắng, chúng ta cần  phải  cố  gắng  rất  nhiều  để  quên mình đi, không tìm kiếm chính mình dù dưới bất cứ  hình  thức  nào  trong  khi cầu  nguyện.  Đặc  biệt,  chúng  ta  cần phải đơn giản hóa lý trí của chúng ta bằng một cái nhìn đơn sơ và bình thản trước những chân lý của Thiên Chúa” [Gửi cho bà Natalie Jordan, 8/1867].

Tiếp theo lời khuyên nhủ, cha Eymard tập trung  vào  vấn đề then chốt: Bản  ngã.  Bất kể   những   nỗ lực   chúng   ta làm khi cầu nguyện là gì đi nữa, thì mục đích của chúng đều mang nghĩa tiêu cực, tức là chúng ta chỉ tìm cách đánh mất Bản Ngã và không nhấn mạnh đến nó để bỏ đi tính tự chủ nhỏ nhoi trong mọi tình huống mà chính chúng ta gặp phải và để ý đến những gì Thiên Chúa muốn chúng ta làm! Ngày nay, việc thay đổi thói quen ấy không dễ dàng chút nào. Vì tiên vàn, mọi người đều ý thức về cái tôi của mình. Trước nỗi lo sợ về việc đánh mất chính mình đặc biệt là trong bàn tay của Thiên Chúa nên họ không biết rằng toàn bộ việc cầu nguyện của mình đã quy hướng về cái Bản Ngã! Cần phải có một ai đó ngoài cuộc chỉ ra cho họ thấy, và thậm chí khi ấy sẽ phải tốn nhiều thời gian để thuyết phục họ nhận ra rằng lối cầu nguyện bằng cách từ bỏ chính mình sẽ hiệu quả hơn lối cầu nguyện chỉ biết qui hướng về chính mình.

Kế đến, những kết quả thường thấy của việc thăng tiến trong khi cầu nguyện là nếu việc cầu nguyện của chúng ta thăng tiến, cụ thể là trong những giai đoạn đầu, thì việc cầu nguyện ấy sẽ ngày càng trở nên đơn giản và thống nhất: Vì một lẽ đơn giản là, biết bao lời nói của chúng ta khi cầu nguyện sẽ trở nên vô ích vì chúng ta sớm nhận ra rằng những lời nói của chúng ta hoàn toàn không cần thiết và dư thừa. Thiên Chúa biết chúng ta cần gì trước khi chúng ta cầu xin! Bên cạnh đó, chính Ngài là người khởi xướng trong mọi sự và Ngài hiểu rõ toàn bộ kế hoạch, còn chúng ta chỉ đóng vai phụ mà thôi. Vậy chẳng lẽ chúng ta thực sự không làm đảo lộn mọi chương trình vì việc nhúng tay của chúng ta sao? Lại nữa, khi chúng ta thực sự cảm nếm được hương vị tình yêu của Ngài, chúng ta nhận ra rằng không có gì chúng ta có thể hay thậm chí cần phải làm. Tất cả những gì Ngài nói với chúng ta là hãy để Ngài làm việc trên cuộc đời chúng ta một cách tự do và không đứt quãng. Phúc cho những ai hiểu được điều này và đem ra thực hành ngay trong việc cầu nguyện của mình.

Điều chúng ta cần để đào luyện mình khi cầu nguyện chính là bước đi trong niềm tin và tình yêu. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải miễn cưỡng để chu toàn bổn phận của mình. Lẽ dĩ nhiên là Đức Giê-su muốn chúng ta làm như vậy, nhưng mục tiêu của chúng ta là để Ngài nói cho chúng ta biết điều gì và khi nào, cũng như về sự can thiệp của chúng ta như thế nào. Khi biết làm theo như vậy, chúng ta có thể đoan chắc rằng việc cầu nguyện của chúng ta sẽ sinh động và đạt được mục tiêu là từ bỏ được cái Bản Ngã nơi mình, cũng như được đổ tràn sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng ngay trong việc từ bỏ Bản Ngã, thì những nỗ lực của bản thân chỉ chiếm một phần nhỏ bằng không thì chính chúng ta sẽ tự mãn về điều đó, nghĩa là chúng ta phải giải thoát mình khỏi cái Bản Ngã. Thử thách thực sự nằm ở chỗ: khi Bản Ngã bị loại trừ, chúng ta sẽ không thể nhận thức được nếu công việc đó là do chính Thiên Chúa làm. Nếu chúng ta đạt được mọi thứ bằng chính những nỗ lực của mình, thì chúng ta sẽ hả hê trong chiến thắng. Tất nhiên, chúng ta sẽ dâng điều đó cho Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng tôn vinh cả chính mình nữa.

Người khiêm nhường thực sự thì không nhận mình là khiêm nhường, nhưng chỉ nhìn thấy những lỗi lầm và thất bại hiện ra trước mắt mình. Chỉ mình Chúa mới là Đấng làm nên sự tiến bộ và chuẩn bị phần thưởng để trao tặng ở đích đến của cuộc hành trình!