Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 4 Ngày 01

 

Điều cần thiết chính là: gia tăng lòng cậy trông của chúng ta vào Thiên Chúa, theo đuổi chân lý của Ngài, tận hiến mình cho vinh quang của Ngài như tình yêu tuyệt hảo của chúng ta vậy, yêu mến Ngài trong mọi sự, mọi nơi và trên tất cả mọi sự!” (Gửi cho bá tước D’Andigne, tháng 1 năm 1865).

Chúng ta lưu ý đến thiên hướng của cha Eymard trong việc đi thẳng đến trọng tâm của vấn đề Tình Yêu. Cha nhận ra một cách rất khôn ngoan rằng bước đầu tiên trong tiến trình trưởng thành trong tình yêu chính là:gia tăng lòng tin sâu sắc và cá nhân vào người khác. Và điều này chỉ có thể xảy ra khi người ta biết rõ người khác từ bên trong, từ

những không gian xung quanh, có thể nói như vậy. Chỉ khi ấy chúng ta mới hiểu được chân lý: chúng ta sẽ thực sự trông cậy vào Chúa. Và chân lý này là điều mà chính Đức Giê-su đã nói với chúng ta trong Tin Mừng ‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con của Ngài là Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ chúng ta, đến không phải để lên án chúng ta, nhưng để bất cứ ai tin vào Người thì được cứu độ!’ (Ga 3,16). Khi chúng ta nắm bắt được chân lý nền tảng này, chúng ta nhận ra rằng Đức Giê-su không được sai đến để xét xử chúng ta về những việc làm sai trái, một điều gì đó giống như điều mà Sao-lô đã làm đối với các Ki-tô hữu thời sơ khai. Thay vì xét xử chúng ta vì những lỗi lầm, Đức Giê-su lại mời gọi và động viên chúng ta trở về với tình yêu chữa lành của Chúa Cha. Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình là một ví dụ điển hình cho quan điểm này.

Khi chúng ta nhận ra tình yêu không bao giờ cạn này, một thứ tình yêu luôn luôn muốn điều tốt nhất cho chúng ta, khi ấy chúng ta mới chọn lựa để tận hiến cho vinh quang của Ngài bằng tình yêu. Đó là kết quả của việc cảm nếm tình yêu Thiên Chúa. Nó quá hấp dẫn đến nỗi người ta bị lôi kéo ngày càng sâu vào trong tình yêu ấy. Và thật thú vị dường bao, vì chính khi ấy người ta sẽ ngày càng khám phá ra bản chất không thể tin nổi của tình yêu Thiên Chúa. Từ đó, mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa sẽ thực sự trở nên phiêu lưu, đem lại cho người ta hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.Và khi so sánh với tình yêu của Ngài, thì mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa. Hơn nữa, thay vì làm cho chúng ta bớt yêu thương người khác, thì kinh nghiệm này lại dạy cho chúng ta biết yêu mến Thiên Chúa nơi mọi sự và mọi người, trong đó chúng taphải yêu mến Ngàitrên hết mọi sự và mọi người.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến cái giá của việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, đó là: hoàn toàn chết đi cho Cái Tôi của mình. Ở đây, điều này được thực hiện một cách có ý thức và quảng đại, cụ thể là khi cái giá phải trả quá cao và đòi hỏi, thì nó sẽ gia tăng tiến trình bị mê hoặc bởi tình yêu Thiên Chúa. Thật không may, chính cha Eymard hoàn toàn quảng đại trong quà tặng bản vị này không chỉ qua hình thức biểu tượng trong suốt Thánh Lễ, nhưng còn trong đời sống thực tế nữa. Không gì quá sức hay quá khó đối với cha khi làm theo thánh ý Chúa. Và có lẽ đó là lý do vì sao “việc tiến lên núi Carmel” của cha cũng quá vững vàng, kiên định cũng như quá thành công. Mẫu gương ngời sáng của cha thúc đẩy mỗi người chúng ta cũng biết làm tương tự như vậy trong mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Mặc dù cha không bao giờ áp đặt “lời khấn bản vị” cho các học trò của mình, nhưng không nghi ngờ gì khi cha dành lời khuyên ấycho tất cả những ai cảm thấy được lôi kéo đến với lời khấn ấy, và xem đó như là phương tiện tốt nhất để vươn đến những tầm cao của một tình yêu giao ước thực sự.