Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 10 ngày 06

Ngày 6 Tháng Mười

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

  “Chị thân mến, hãy chiến đấu chống lại những nỗi sợ hãi đang đe dọa chị, qua việc dâng hiến vào bàn tay nhân từ của Chúa Giê-su,  vị  Thầy  nhân lành của chị.” [Gửi cho Soeur Camille du SS, tháng 8/1867]

Đây là điều thường xảy ra đối với những Ki-tô hữu tốt lành và  thánh  thiện  khi  trải qua thời kỳ sợ hãi ghê gớm   trong   từng   giai đoạn của cuộc sống. Đôi lúc,   nỗi   sợ   hãi   này không  có  mục  tiêu  cụ thể nhưng thu hút sự chú ý của người ta vào một sự sợ hãi mơ hồ, vô danh về tất cả mọi sự. Những lúc khác, chẳng hạn như sự sợ hãi bị tống vào hỏa ngục vì những lỗi lầm trong quá khứ, hay nỗi sợ đánh mất ân sủng và tình thân hữu của Thiên Chúa. Nhiều lần, những nỗi sợ hãi này là kết quả của thiên hướng tự nhiên cũng như sự hạ thấp bản thân nơi con người. Tuy nhiên, bất kể là sức mạnh nào đi nữa, nỗi buồn mà người ta phải trải qua trong giai đoạn thử thách này có thể rất khốc liệt và xao động. Và còn gì hơn nữa, không quan trọng là người ta được nói hay cố gắng bằng một phương thuốc, sự vơi đi cũng như một sự tăng sức cho đức tin dường như là quá xa vời trong tương lai! 

Đối với người con linh hướng này, cha Eymard đề nghị rằng bà nên đặt mình vào bàn tay của Đức Giê-su nhân từ và điều đó nghe có vẻ hợp lý. Vì sau hết, Đức Giê-su đã được Chúa Cha sai đến vì những tội nhân là những kẻ cần đến lòng từ bi của Ngài. Trong tất cả các Tin Mừng, chúng ta thấy rằng Đức Giê-su quả thực là gần gũi với các tội nhân, những người thu thuế và những người bên lề xã hội. Qua những hành động, Ngài chứng tỏ rằng Thiên Chúa không nổi giận với họ, cụ thể là khi họ thực sự ước muốn trở về đường lối của Thiên Chúa. Và Ngài đã cùng ăn với họ một cách tự do vào mỗi dịp có thể. Trong bối cảnh của người Do Thái, việc dùng bữa với một ai đó có nghĩa là bày tỏ sự hiệp nhất với họ, bước vào mối tương quan đặc biệt với người ấy. Vì thế, qua việc dùng bữa với những người bị xem là tội nhân, Đức Giê-su tỏ ra rằng Thiên Chúa, thay vì ở rất xa, thì lại rất gần gũi với họ. 

Điều này thường khích lệ tội nhân thay đổi và đôi lúc là rất lãng mạn, như trường hợp của Da-kêu. Và những người đã hoán cải qua việc đáp trả lời mời gọi của Đức Giê-su đều trở nên những môn đệ trung thành và những thành viên tích cực cho vương quốc của Ngài. Thực tế, không ai có thể nói một cách chân thực rằng họ không phải là một tội nhân. Tất cả chúng ta đều là tội nhân và với bản chất mỏng giòn, chúng ta sẽ luôn mãi là tội nhân. Thế nhưng câu hỏi quan trọng được suy nghĩ là: Thiên Chúa nhìn tội nhân như thế nào? Trong suốt thời Cựu Ước, thái độ của Thiên Chúa đối với các tội nhân là thái độ của một người cha yêu thương dành cho đứa con bất lực, và luôn thay đổi về trí lực cũng như sức lực! Tội lỗi được xem là phát xuất từ Sự Dữ chứ không phải phát xuất từ sự xấu xa của tội nhân. Thiên Chúa được xem là biết rõ mọi sự, tội nhân không thể tự giúp mình được và nếu rời xa những nguồn mạch của chính mình, thì người ấy chỉ đi từ tình trạng tệ hại đến tệ hại hơn và cuối cùng kết thúc ở việc hủy hoại chính mình. 

Vì lý do này, Thiên Chúa đã sai Con Mình sinh bởi một người đàn bà, sống dưới lề luật để bất cứ ai tin vào (trao phó tình trạng tội lỗi của mình vào) Người thì có sự sống đời đời (Gl 4,4). Nếu người nào đầy sợ hãi bị ép buộc phải chấp nhận chân lý này, thì có lẽ là nhờ vào những mẫu gương trong Kinh Thánh, nỗi sợ hãi của họ có thể lắng dịu. Thế nhưng, dường như vấn đề sẽ kéo dài và vì thế người ta phải được trợ giúp để bám vào Đức Giê-su như nguồn nghỉ yên duy nhất “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (Rm 7,24-25).