Một chút về Dòng

Những tài liệu trích từ nguồn https://blesacrament.org/encircling-world.shtml

CHA THÁNH TỔ PHỤ EYMARD

THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Nơi sinh: La Mure d’Isère, Pháp
Ngày sinh: 4,2.1811
Rửa tội: 5.2.1811
Lãnh chức linh mục : 20.7.1834 thuộc giáo phận Grenoble
Gia nhập dòng Marist: 20.8.1839
Lập dòng ba Đức Mẹ: 1844
Lập dòng Thánh Thể:  13.5.1856
Lập dòng Nữ tỳ Thánh Thể : 31.7.1859
Lập Hiệp hội Thánh Thể: 17.11.1859
Qua đời: 1.8.1868
Được phong hiển thánh do ĐTC Gioan XXIII: 9.12.1962.       Ngày lễ: 02.08

Lời nguyện
Lạy Chúa,
Ngài đã đổ đầy nơi Thánh Peter Julian tình yêu kỳ diệu về màu nhiệm Mình Máu Con Ngài.
Xin cho chúng con lãnh nhận được ơn phúc dồi dào của bàn tiệc thánh Chúa ban,
như xưa chính thánh nhân đã lãnh nhận.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu, Con Chúa, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con,
Người hằng sống và hiển trị với Chúa
và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.. 
Amen

 (Lời cầu nguyện trong ngày lễ)

Thánh Peter Julian tự nhủ rằng ngài “như Giacop, luôn lên đường.”  nghĩa là hành trình đời sống của ngài đã nhiều lần cố gắng lần bước theo ý Chúa. Ước muốn trở thành linh mục bị giới hạn vì sức khỏe kém và sự phản đối của gia đình.  Hành trình ấy đã dẫn ngài qua nhiều chặng đường khác nhau: Tu hội tận hiến, Linh mục triều, tu sĩ dòng Đức Mẹ và sau cùng lập hai dòng. Trong đời sống, Peter Julian bị cuốn hút vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Với cái nhìn thấu suốt này đã trở nên thiêu đốt mọi sự trong đời ngài. Ngài ôm lấy mọi chiều kích của màu nhiệm Thánh Thể. Ngài nói:  

“Thời niên thiếu, ân sủng lớn nhất đời tôi là niềm tin sống động vào bí tích Thánh Thể. Thánh Thể là Chúa Giê-su, quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Ngài cảm nhận rằng sự thờ ơ tinh thần trong thời đại ngài chỉ có thể thay đổi bằng lửa tình yêu Thánh Thể. Việc đặt Mình Thánh trên bàn thờ trở nên dấu chỉ tình yêu. Ngài cổ vũ việc chầu liên tục là lời đáp trả tình yêu và việc rước lễ thường xuyên là nguồn sức mạnh cho đời sống ki-tô hữu.

“Tôi biết có một phương thuốc chống lại sự thờ ơ tinh thần trong thời đại chúng ta, đó là bao quanh chúng bằng lửa, lửa Thánh Thể.”

Thánh Eymard dạy rằng Lời nguyện Thánh Thể được gom từ “4 bước hy tế trong thánh lễ”. Hình thức cầu nguyện này kết hiệp chúng ta với phụng vụ Hội Thánh, qua 4 thái độ đã làm nên việc tôn thờ trong cử hành thánh thể.  Bất cứ lúc nào, chúng ta có thể bước vào việc mời gọi cầu nguyện là nhớ về thánh lễ ta đã cử hành – hoặc sẽ cử hành –theo 4 bước cầu nguyện được tìm thấy trong cử hành phụng vụ: Tôn thờ – Tạ ơn – Sám hối – Chuyển cầu.

Như Thánh Phaolo, linh đạo Thánh Peter Julian được diễn tả chính yếu là tập trung vào bản vị Chúa Giê-su.  Chúa Giê-su là trung tâm và ý nghĩa của đời ta. Cha thánh thúc đẩy chúng ta sống cho Chúa, sống với Chúa và trong Chúa. Mẫu cầu nguyện mà ngài yêu thích là cô Maria ngồi dưới chân Thày, lắng nghe Chúa, yêu mến Chúa, thinh lặng trước sự hiện diện của Chúa.

Cha thánh nói thêm:

” Hãy nghĩ về Chúa, nói với Ngài về chính Ngài và bạn sẽ tìm gặp niềm vui trong sự nhân lành của Ngài – niềm vui tràn trề vì nhân lành tràn đầy.”

MẸ MARGUERITE GUILLOT, SSS
Bề trên tiên khởi Dòng Nữ tỳ Thánh Thể

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Nơi sinh:  Chasselay, Pháp
Ngày sinh: 4.12. 1815
Rửa tội: 6.12. 1815
Đoan hứa sống đời trinh khiết: 18.10.1830
Tận hiến trong dòng ba Đức Mẹ: 19.03.1844
Gia nhập dòng Nữ tỳ Thánh Thể: 05.1858
Khấn dòng tại Paris, 31.07.1859
Thành lập nhà: tại Angers & Lyons
Nhận phê chuẩn lập dòng và Luật sống:
1883 and 1885
Qua đời: 7.07.1885

Lời nguyện
“Lạy Chúa Jesus, Chúa cho chúng con tinh thần yêu thương của Chúa
Qua sự hiện diện của Thánh Thể và qua việc đón nhận Mình Máu Chúa
Tình yêu này đã trở nên tâm điểm biến đổi những tôi tớ Chúa
 là Peter Julian Eymard và Marguerite Guillot.
Bằng đời sống tình yêu và hy sinh, các ngài đã theo Chúa đến chân Thánh giá
Dạy chúng con hiến dâng bản thân trọn vẹn như lời Thánh Phao-lô
” Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”. (Gal. 2:20)

Mẹ Marguerite Guillot
Marguerite Guillot là người con thứ 6 trong gia đình thợ may tại Lyons. Thời niên thiếu, cô luôn mong ước “điều gì đó” cho hành trình thiêng liêng của mình. Ước mong tăng trưởng đường thiêng liêng đã dẫn cô đến cộng tác với cha Eymard, người đang mở dòng ba Đức Mẹ tại Lyons và thiết lập việc tôn kính Thánh Thể ở Paris, thành lập Dòng Nữ tỳ Thánh Thể.

“Đối với phụ nữ, chúng tôi muốn thành lập những người tôn thờ Thánh Thể đích thực theo gương mẫu Đức Mẹ Phòng Tiệc Ly. Chúng tôi sẽ quy tụ tất cả những người Chúa Giê-su chọn. Khi mọi sự sẵn sàng, chúng ta sẽ hỏi ý Chúa
về nơi Ngài muốn lập Phòng Tiệc Ly mới của Ngài”. (St.Peter Julian Eymard)

Mẹ Marguerite sống lâu hơn cha Eymard 17 năm. Trong thời gian này, mẹ giám sát việc phê chuẩn thành lập dòng và Luật sống. Dưới sự hướng dẫn của mẹ, nhà nguyện đầu tiên được xây dựng tại Angers nước Pháp. Những công việc này được thực hiện mặc dù sức khỏe mẹ rất yếu, bị mù lòa và thiếu thốn nghiêm trọng.

“Cầu mong hội dòng này như bình hương tỏa bay lên: hòa với lời cầu nguyện được dâng lên, chúng ta dâng chính mình và toàn thế giới
từ trời cao, ân sủng và lời chúc lành sẽ tuôn đổ trên chúng ta”.
(Mẹ Marguerite Guillot)

Khi mẹ qua đời, dòng có 60 nữ tu sống trong 3 cộng đoàn.  Đời sống của mẹ là mẫu gương tình yêu cho Chúa Ki-tô, sức mạnh và lời cầu nguyện giữa muôn vàn đau khổ. Sự hy sinh quảng đại của mẹ đã thổi bùng lên ngọn lửa tình yêu “Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”. 

“Hãy để lời nguyện của chúng ta ôm tròn thế giới”.
– (Mẹ Marguerite Guillot)

Prayer – Mission
CẦU NGUYỆN – SỨ MỆNH

Cử hành Thánh Thể, Phụng vụ các Giờ Kinh, chầu Thánh Thể trước sự hiện diện của Thánh Thể được trưng bày suốt ngày làm nên sứ vụ cầu nguyện của chúng tôi.

Lối sống nhịp nhàng này hình thành bối cảnh chiêm niệm trong đời sống chúng tôi.  Mang tính chiêm niệm nhưng không đơn điệu, chúng tôi tìm kiếm để củng cố ân huệ niềm tin cho người khác và làm chứng về tình yêu Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể bằng chính đời sống chúng tôi, dưới tác động của Thánh Linh, Đấng mời gọi chúng tôi vào cộng đoàn.

Trong mỗi ngày sống, các nữ tu dùng ân ban và khả năng khác nhau làm sinh lợi trong cộng đoàn. Chúng tôi hòa hợp chiêm niệm và tình yêu tông đồ trong đời sống tôn thờ và trong những hoạt động hài hòa với đời sống này, được cảm hứng từ Thánh Thể và hướng thẳng tới màu nhiệm Đức tin này.

“Mọi sự phát xuất từ Thánh Thể và quy về Thánh Thể: Tinh thần dòng là một và phát xuất từ tâm điểm thần linh này, luật lệ, công việc, phương tiện, mọi sự được rút ra từ Bánh Thánh được tôn thờ”. (St. Peter Julian Eymard).

Ân sủng Thánh Thể không chỉ dành riêng cho chúng ta, nhưng cho tất cả những ai mà Thánh Thần kéo đến với chúng ta để trở nên người tôn thờ và tông đồ Thánh Thể.  Hiệp hội Thánh Thể là một phương tiện để truyền niềm vui cho người khác. Chúng tôi cố gắng biến mỗi nhà thành trunng tâm Thánh Thể, nơi đó nhiều người đến kín múc sức mạnh Thánh Thể và chia sẻ đời sống cầu nguyện của chúng tôi.  

Eucharist: So that our whole life may become Eucharist

THÁNH THỂ
LÀM CHO ĐỜI CHÚNG TÔI THÀNH THÁNH THỂ

Hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống của chúng tôi đặt trên nền tảng là đời sống thiêng liêng. Bối cảnh ấy không thể xao nhãng. Chúng tôi tập nhìn bối cảnh ấy qua lăng kính Thánh Thể và giá trị chúng.  

“Chúng tôi muốn được hiệp thông cùng một tinh thần yêu thương đã thúc đẩy Chúa Giê-su hiến mình làm của ăn nuôi dưỡng chúng tôi và đóng ấn giao ước mới bằng máu Ngài để tôn vinh Cha và để thế gian được sống” (LS 2).

Đặc điểm nổi bật của thế giới và của Hội Thánh ngày nay là gì? Làm thế nào để những giá trị Thánh Thể tạo nên sự khác biệt trong thế giới và trong Hội Thánh?

Thánh Thể dạy chúng ta:

– Tình yêu
– Hy sinh
– Tha thứ
– Hòa giải
– Niềm vui
– Bình an
– Hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.

Thánh Thể
Giáo lý HTCG có một trích đoạn giới thiệu vẻ đẹp của Màu Nhiệm Thánh Thể: 

“Trong đêm tối của bữa Tiệc Ly, Đấng Cứu Độ chúng ta bị trao nộp, Ngài thiết lập Hy tế Thánh Thể bằng Mình Máu Ngài. Với cử chỉ này, Ngài đã duy trì hy tế thập giá qua muôn thế hệ cho tới khi Ngài lại đến, và vì thế Ngài trao lại cho Hiền Thê yêu dấu là Hội Thánh, tưởng nhớ về cái chết và sự sống lại của Ngài; Bí tích Tình Yêu, dấu chỉ hiệp nhất, dây liên kết đức ái, bàn tiệc Vượt qua  nơi mà Đức Ki-tô bị thiêu đốt, tâm trí đầy tràn ân sủng và lời cam kết về vinh quang mai sau được trao cho chúng ta” (GLHTCG 1323)

” Sự giàu có vô tận của bí tích này được diễn tả bằng nhiều tên khác nhau mà chúng ta đặt cho chúng.  Mỗi tên gợi lên khía cạnh đặc thù của chúng. Đó là: Thánh Thể, Bữa tối của Chúa, Bẻ Bánh, Buổi họp Thánh Thể, Tưởng niệm, Hy tế Thánh, Phụng vụ Thần Linh, Hiệp thông Thánh, Thánh lễ. (GLHTCG 1328 – 1330.)

“Chúa đã yêu những kẻ thuộc về Ngài, yêu họ đến cùng. Khi biết giờ đã đến, giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, nên trong bữa ăn, Ngài rửa chân cho họ và trao họ giới luật yêu thương. Để lại cho họ lời cam kết tình yêu của Ngài, để không lìa xa Ngài và cho họ chia sẻ màu nhiệm Vượt Qua, Ngài thiết lập Thánh Thể, để tưởng nhớ cái chết và sự sống lại của Ngài và lệnh truyền các tông đồ cử hành cho tới khi Ngài trở lại” ( GLHTCG 1337)

More:

Catholic Catechism on line, the Sacrament of the Eucharist: #’s 1322 – 1405
– Congregation of the Blessed Sacrament: www.blessedsacrament.com for links to Emmanuel Magazine and eucharistic evangelizing.
www.eymard.org ( French ) Official compilation of St. Peter Julian Eymard’s works
www.sssthabor.org( French) Inter

Religious Life – Consecration
ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

“Được Chúa Ki-tô chiếm lĩnh, chúng tôi muốn theo Ngài trong tinh thần các mối phúc và như thế chúng tôi trở thành lời chứng cho thế giới sẽ đến” ( LS 19)

Bạn đang tìm gì cho đời sống?
Chúa Giê-su là Sự Sống “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào”

Bạn đang tìm điều có ý nghĩa?
Thánh Thể dẫn chúng ta vào trung tâm đời sống Ki-tô hữu. Cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su đưa ra quan điểm cho mỗi niềm vui và nỗi khổ, cho từng nhu cầu và niềm hy vọng của con người.

Bạn đang tìm Giê-su?
Đỉnh cao và trọng tâm của sự hiện diện năng động của Giê-su trong cuộc đời ta là ở nơi Thánh Thể: “Ta ở với con mọi ngày cho đến tận thế”.

Bạn đang tìm kiếm cộng đoàn, cầu nguyện và phục vụ?
Thánh Thể làm cho chúng ta thành cộng đoàn. Là chị Nữ tỳ Thánh Thể, chúng ta khám phá Đức Ki-tô sống trong ta và bao bọc ta bằng lối đường mới. Chiêm niệm và tình yêu tông đồ giúp chúng ta đặt Thánh Thể tại trọng tâm đời sống và các chọn lựa của chúng ta.

Kinh cầu cho ơn gọi

Xin Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống,
Thức tỉnh chúng con trước tiếng gọi của Ngài.
Xin ban ơn can đảm cho các bạn trẻ
Muốn trở thành những tu sĩ, phó tế và linh mục
Theo bước Thánh Peter Julian Eymard.
Xin cho chúng con phục vụ Ngài và dân Ngài
Xin làm cho màu nhiệm Thánh Thể được mọi người biết đến .
Xin cho Vương quốc Thánh Thể trị đến.
Lạy Đức Mẹ Thánh Thể, xin cầu cho chúng con,
Thánh Peter Julian Eymard, cầu cho chúng con.

Đời sống thánh hiến
“Cộng đoàn là dấu hiệu Hội Thánh luôn tiến triển không ngừng. Cộng đoàn tỏ lộ cho thế giới Nước Trời đang hiện diện trên trái đất” ( LS 8)
“Sự sống cộng đoàn trong tinh thần gia đình đơn sơ là dấu ấn lối sống của chúng tôi. Đời sống tu là một màu nhiệm được sống. Khi sống màu nhiệm cộng đoàn, ý nghĩa sự sống được mở ra trọn vẹn.

Đến lúc này, tình yêu Thánh Thể tuôn chảy trong cách nói chuyện đơn sơ. Mỗi chị diễn tả tình yêu và phục vụ theo khả năng của mình và nhu cầu của cộng đoàn. Chị này có thể tổ chức và phát triển Hiệp hội Thánh Thể, chị kia có thể hướng dẫn những cuộc Tĩnh Tâm về Thánh Thể.  Chúng tôi có thể hỗ trợ các dịp cầu nguyện cho giới trẻ và người lớn, đem tình hiệp thông cho những ai “đóng cửa lòng” hoặc đơn giản chỉ là dâng lời cầu nguyện cho các dự định của chúng tôi. Trong cộng đoàn, chúng tôi chăm sóc người đau bệnh, làm việc phòng thánh, chuẩn bị các khoản tài chính, làm việc nhà, làm thư viện, đánh đàn nhà nguyện và những công việc khác. Để sinh sống, chúng tôi bán lẻ bánh lễ cho các giáo xứ chung quanh. Hiện nay, trong dòng chúng tôi có những giá trị gắn liền với đời sống chiêm niệm: lòng trung thành, sự thanh thản, nhẫn nại, dâng hiến bản thân, chầu Thánh Thể, lòng kiên trì kết hiệp với Chúa Ki-tô. Hiệp với màu nhiệm đau khổ cứu chuộc của Ngài phản ánh một cuộc sống đơn giản nhưng sâu xa trong Chúa.

Chúng tôi cam kết đáp lại ơn ban của Chúa bằng sự tự hiến của chúng tôi, làm cho toàn thể cuộc đời tôi thành “Thánh Thể”; một cử hành trong an bình và niềm vui, tôn thờ trong tinh thần và chân lý” (LS 2).

Lời khấn

Để Chúa Ki-tô sống trong chúng tôi trọn vẹn hơn, chúng tôi khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục trong cộng đoàn. Chúng tôi đáp lại lòng nhân từ vô bờ của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ thua lòng quảng đại của chúng tôi. Tự hiến trong niềm vui đem lại gấp trăm điều Chúa Giê-su đã hứa cho những ai đi theo Ngài. 

Độc thân dâng hiến nghĩa là đáp lại tình yêu Chúa Ki-tô bằng con tim, trí khôn và ý chí và dâng cho Ngài cái quyền yêu người khác cùng với Ngài.

Khó nghèo nghĩa là tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản của cuộc sống và dùng chúng để phục vụ Thiên Chúa khi chúng tôi đặt tin tưởng vào Ngài.

Vâng phục nghĩa là lắng nghe tiếng Chúa và ý muốn của Ngài trong mọi biến cố, để chúng tôi được mời gọi trước những thách đố mới và công việc mới, đi tìm ý nghĩa mới trong những điều xảy ra thường ngày và phục vụ người khác bằng tình yêu và niềm vui dưới sự hướng dẫn của các bề trên chúng tôi.

“Chúng tôi đón nhận Lời Chúa trong việc kết hợp với Mẹ Maria, Nữ tỳ đầu tiên của Chúa. Với mẹ, chúng tôi muốn mở lòng đón tác động của Chúa Thánh Thần để sinh hoa trái muôn đời “bằng sự thanh khiết của đời sống, sự khiêm tốn của tình yêu và niềm vui dấn thân trọn vẹn”. 

Các giai đoạn huấn luyện là:

  • Thỉnh sinh. Ứng sinh đào sâu đời sống ki-tô hữu cùng việc được giới thiệu kinh nghiệm sống đời tu trì, học đời sống và lịch sử dòng và đòi buộc nhận biết mình hơn. Thỉnh tu có thời gian từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào sự sẵn sàng của mỗi cá nhân.

  • Nhà Tập. Ứng sinh chuẩn bị cho lời cam kết bằng việc học hỏi các lời khấn và đào sâu linh đạo dòng hơn. Thời gian là 2 năm.

  • Học viện. Ứng sinh khấn mỗi năm, từ 3 đến 6 năm. Trong thời gian này, ứng sinh hoàn tất việc học về đời sống tu trì, sống tròn đầy hơn đời sống chúng tôi và chuẩn bị một con đường đặc biệt cho sứ vụ của mình theo ân ban riêng.

  • Khấn trọn đời. Bằng việc khấn trọn đời, ứng sinh trở thành thành viên trọn vẹn của cộng đoàn.

Eucharistic Association
HIỆP HỘI THÁNH THỂ

Đoạn trích từ cuốn sách dành cho các thành viên Hiệp hội Thánh Thể.
Thánh Thể tại trung tâm đời sống chúng tôi

“Thánh Thể hình thành lối sống chúng tôi theo cách riêng, như những thành viên trong gia đình và thành viên trong xã hội. Chúng tôi muốn hiểu mọi thực tại trong ánh sáng của bí tích này và góp phần vào sự biến đổi Ki-tô hữu trong thế giới hiện tại. Chúng tôi nuôi dưỡng niềm tin tại Bàn tiệc Lời Chúa, đặc biệt qua các bài đọc trong thánh lễ mỗi ngày. Vì chúng tôi được gọi để làm chứng về một lối sống Thánh Thể, trở nên một đời sống trọn vẹn hơn ‘tôn thờ trong tinh thần và chân lý, người mà Chúa Cha kiếm tìm…

Bằng việc chiêm niệm cầu nguyện và tôn thờ Chúa Ki-tô hiện diện trong Thánh Thể, được đặt cách trọng thể, chúng tôi kéo dài ân sủng của màu nhiệm cử hành do đó tăng cường việc kết hợp của chúng tôi với Chúa Ki-tô; để với Ngài và như Ngài, chúng tôi trở nên tấm bánh được bẻ ra cho một thế giới mới.

Phụng vụ các giờ kinh trải rộng sự phong phú của Màu nhiệm Thánh Thể theo từng thời khắc trong ngày. Chúng tôi chia sẻ lời cầu nguyện của Hội Thánh, chú ý đặc biệt đến giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều. Được mời gọi biến đổi trong Chúa Ki-tô, chúng tôi sống mãnh liệt năm Phụng vụ. Điều ấy tạo thành bối cảnh cho hành trình niềm tin của chúng tôi và giúp chúng tôi có định hướng Ki-tô trong mọi lựa chọn. Do đó hành vi cứu độ của Chúa Ki-tô trong màu nhiệm của Ngài làm nên đời sống và lời cam kết của chúng tôi.  

Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Chúa Giê-su và Mẹ Giáo hội, là mẫu gương không thể thiếu của đời sống Thánh Thể. Mẹ chia sẻ đời sống cầu nguyện với các môn đệ trong Phòng Tiệc ly và bước đường tông đồ trên thế giới của họ. Như Mẹ, chúng tôi để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ngoan ngoãn dưới tác động của Ngài là chúng tôi góp phần hiệu quả cho Nước Chúa hiển trị. Chúng tôi tôn kính và khẩn cầu Mẹ với tước hiệu: Đức Mẹ Thánh Thể.

Như các môn đệ trên đường Emmaus, những người đã gặp Đấng Phục Sinh và nhận ra Người khi bẻ bánh, chúng tôi đồng hành với những ai đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời họ và công bố về Đức Ki-tô, Ngôi Lời Hằng sống”.