Linh Mục Nhạc Sĩ Oanh Sông Lam-Tác Giả Bài Thánh Ca “Tâm Tình Hiến Dâng” Đã Ra Đi…

THÁNH LỄ AN TÁNG LINH MỤC NHẠC SĨ LA THỨ :

ƯỚC MONG TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH MẤT CHỖ CỦA MÌNH –

CHỖ MÀ CHÚA GIÊSU DỌN CHO CHÚNG TA.

          “Nay mai chúng ta mừng lễ Chúa lên trời hay là Chúa thăng thiêng. Ngài về Trời để dọn chổ cho chúng ta cũng như dọn chỗ cho Cha Phaolô. Trong nhà Chúa Cha có rất nhiều chỗ và mọi người có chỗ nếu mình muốn. Nếu mình muốn thì mình cũng sẽ được có chỗ của mình trên Trời nơi Chúa Giêsu đã đi trước dọn chỗ cho chúng ta. Ước mong rằng tất cả chúng ta đừng bao giờ đánh mất cái chỗ của mình, cái chỗ mà Chúa Giêsu đã dọn cho chúng ta”… Đó là tâm tình chính yếu mà Đức Giám Mục Giáo Phận Kontum gửi đến cho cộng đoàn trong Thánh Lễ an táng cầu nguyện cho Cha Cố Phaolô Nguyễn Văn Oanh (linh mục nhạc sĩ Oanh Sông Lam).

          Như mọi người đã biết, sáng hôm nay, Thứ Sáu, 31 tháng 6, gia đình, thân bằng quyến thuộc của cha cố Phaolô Nguyễn Văn Oanh đã về với ngôi nhà thờ Mẹ của Giáo Phận Kontum để cùng với quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa dâng Thánh Lễ cuối cùng với Cha Cố Phaolô.

          Như lời của một số người nói khi bước vào Thánh Lễ là thời tiết hôm nay đẹp để mọi người tiện cùng với Cha dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa với 72 tuổi đời và 44 nâm làm linh mục của Chúa. Phải nói là trời đẹp vì những ngày qua Kontum có mưa rào.

          5 g 30, sau khi nghe Cha Giacôbê Trần Văn Việt – Cha Xứ Chính Toà lượt lại đôi nét cuộc đời của Cha Cố Phaolô, cộng đoàn bước vào Thánh Lễ. 

          Chủ tế Thánh Lễ sáng nay là Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị chủ tế. Cùng với Đức Cha Aloisio có Đức Cha Trần Thanh Chung – nguyên Giám Mục Giáo Phận Kontum và nhiều Cha khác nữa trong và ngoài Giáo Phận.

          Đức Cha Aloisio chia sẻ với cộng đoàn sau bài đọc và bài Tin Mừng :

          Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ

          Mỗi khi cử hành Lễ cầu hồn hay an táng thì tôi rất thích Bài Kinh Tiền Tụng Thứ I ở trong Sách lễ, trong đó có câu : “Thì Lạy Chúa đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu trần gian bị tiêu hủy tiêu tan thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên Trời”.

          Những lời này đem lại. nguồn an ủi cho chúng ta là những người tin vào Chúa Giêsu, tin vào đời sau, tin vào Nước Trời. Đối với những người không tin đờ sau thì cuộc đời chấm dứt ở đời nàyvới cái chết. Nếu chế là hết nếu chết là đi vào cõi tiêu diệt thì với những người không có đức tin thì họ nghĩ có đời này mà thôi. Cho nên là hậu quả không có đời sau, đời sau không có cho nên ở đời này tranh thủ sở hữu bằng bất cứ giá nào. Hệ quả là buông mình theo các đam mê và quy luật đạo đức.

          Đứng trước cái chết, theo lẽ tự nhiên thì ai cũng buồn bởi vì phải từ giã  những người thân yêu để ra khỏi trần gian này.

          Các bài đọc trong Thánh Lễ này an ủi chúng ta. Trong Thư của Thánh Phaolô gử tín hữu Thessalonica mà chúng ta vừa được nghe Thánh Phaolô nói rằng Chúng tôi không muốn để anh không biết gì về những người đã an nghỉ để anh em khỏi buồn phiền như những người khác là những kẻ không có niềm hy vọng. Nếu không có hy vọng gì ở đàng sau cái chết nữa thì chắc chắn rất là buồn phiền khi phải đón nhận cái chết.

          Thánh Phaolô muốn chúng ta khỏi buồn phiền vì chúng ta có niềm hy vọng. Niềm hy vọng  nào ? Đó là niềm hy vọng được cùng sống lại với Đức Kitô. Nếu không có niềm hy vọng cuộc sống bên kia cái chết khi đối diện với cái chết thì người ta sẽ hết sức đau khổ, buồn phiền bởi vì sẽ phải ra đi trơ trọi một mình với hai bàn tay trắng.

          Cuộc sống ở trần gian này là vô thường. Không ai sống mãi ở đời này vì đã là người thì phải chết. Và lời Thánh Vịnh chúng ta nghe hát trong các lễ an táng : Đời sống con người chóng qua như cỏ. Như bông hoa nở trong cánh đồng một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi. Nhưng đối với con người chúng ta. sự biến đi là cái bên ngoài. Cchúng ta có phần thiêng liêng, chúng ta có phần linh hồn, linh hồn thì không chết, linh hồn thì bất biến. Cho nên cái chết nơi con người chỉ là sự biến đổi Hay là ta có thể nói cái chết của con người đưa chúng ta đến sự hóa kiếp, một sự chuyển tiếp để bước sang cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

          Và chúng ta có thể hình dung cuộc sống con bướm. Con bướm sinh trứng nở ra thành con sâu. Con sâu lớn lên tới một thời điểm nào đó thì con sâu an nghỉ trong cái kén như một quan tài, như một nấm mộ rồi đến ngày nào đó đến thời đến buổi nó sang một kiếp khác thì nó trở thành con bướm. Và người ta nói con sâu càng ghê vàng gớm thì sinh ra con bướm rất đẹp. Con bướm với dôi cánh bay lên bầu trời.

          Cuộc sống của con người ở trần gian giống như vậy. Thánh Phaolô nó những đau khổ ở trần gian này không tránh khỏi vinh quang chúng ta có ở phía sau. Như vậy chết chưa phả là hết mà chết khởi đầu cuộc sống mới. Chúa Giêsu con Thiên Chúa đến sống ở trần gian này 33 năm và Ngài đã chết và đã sống lại. Ngài là người đầu tiên sống lại và đi vào cuộc sống mới, cuộc sống bên kia cái chết là cuộc sống Thần Linh.

          Bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài ra đi để dọn chỗ cho các môn đệ, cho chúng ta. Nay mai chúng ta mừng lễ Chúa lên trời hay là Chúa thăng thiêng. Ngài về Trời để dọn chổ cho chúng ta cũng như dọn chỗ cho Cha Phaolô. Trong nhà Chúa Cha có rất nhiều chỗ và mọi người có chỗ nếu mình muốn. Nếu mình muốn thì mình cũng sẽ được có chỗ của mình trên Trời nơi Chúa Giêsu đã đi trước dọn chỗ cho chúng ta. Ước mong rằng tất cả chúng ta đừng bao giờ đánh mất cái chỗ của mình, cái chỗ mà Chúa Giêsu đã dọn cho chúng ta.

          Hôm nay chúng ta dâng Thánh Lễ từ biệt Cha Phaolô Nguyễn Văn Oanh. Nhìn lại cuộc đời của Ngài chúng ta thấy cuộc đời của Ngài không được bằng phẳng, con thuyền đời Ngài có nhiều sóng gió có lúc tưởng chừng như bị đắm chìm.

          Chúng ta biết Ngài là nhạc sĩ. Một số bài thánh ca của Ngài hát nơi này nơi kia rất ưa chuộng nhất là bài tâm tình hiến dâng Ngài sáng tác khi còn ở Chủng Viện. Ngài thích sáng tác những bài có tâm tình nhẹ nhàng và có cái gì đó đượm nét buồn.

          Đức Cha Cố Phaolô Nguyễn Văn Hòa người đã phong chức linh mục cho Ngài gọi Ngài là nhạc sĩ la thứ bởi vì các bài hát của Ngài thường theo giai điệu la thứ có một điều gì đó tâm tình và có nét buồn.

          Những sóng gió của Ngài trong cuộc đời có khi là tính khí cá biệt của Ngài cũng có khi cũng là do hoàn cảnh. Và tôi cũng được sống gần Ngài, đôi khi Ngài quá tự tin cho đến đi đến chỗ chủ quan. Mà nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta dễ đi dến chỗ sai lầm. Chính vì thế, chúngt ta nhìn lại chính mình để sám hối vì sám hối là càn thiết bởi vì sám hối đánh động lòng thương xót của Chúa. Chúa đã thương xót Cha Phaolô. Những tháng ngày Ngài ở Tòa Giám Mục, Ngài tìm được sự bình an.

          Mang thân phận con người, tất cả chúng ta đều mỏng dòn yếu đuối cần đến lòng thương xót của Chúa. Chúng ta cầu xin cho cha Phaolô nếu Ngài còn có những vướng mắc nào xin Chúa tha thứ để Ngài sớm vào nơi mà Chúa dọn sẵn cho Ngài  cũng như dọn sẵn cho chúng ta.

          Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Cha Giuse Đỗ Hiệu, Quản miền Kontum cũng là Cha bạn với Cha cố Phaolô đã đọc tâm tình tiễn biệt Cha Cố. Cha Giuse đã nhắc lại cuộc đời với biết bao nhiêu thăng trầm của Cha Cố Phaolô nhất là khi đến thăm Giáo Xứ mà Cha Cố coi sóc. Cha Guse nhắc lại hình ảnh khi đến thăm cha bạn, Cha Giuse thấy trong phòng của Cha Cố toàn gạo mắm muối và quần áo để lo cho người nghèo. Cách riêng 17 năm Cha Cố phục vụ cho anh chị em bị bệnh phong.

          Sau lời cảm ơn của đại diện gia đinh Cha Cố Phaolô, Cha Tổng Đại Diện chủ sự nghi thức tiễn biệt Cha Cố Phaolo.

          Và rồi bầu khía trầm buồn tiễn đưa Cha Cố ra chiếc xe tang để gửi Cha Cố vào lòng đất Mẹ chờ ngày Phục Sinh với Chúa.

          “Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền     

          Hồng ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho con”

          Vâng ! Tạ ơn Chúa với Cha Phaolô với 72 tuổi đời và 44 năm linh mục và rồi Chúa ơi :

          “Trao cho con lời Chúa, dù đời con hoen úa 
          Nguyện đời con đem lời Chân Lý đến cho mọi nơi 
          Ra đi đầy nguyện ước, và này con gieo bước 
          Nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người …”

          Cả cuộc đời của Cha cố đã đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người, cách riêng người phung hủi và anh chị em dân tộc thiểu số. Xin Chúa thương xót và tha thứ cho Cha Cố như tâm tình của Đức Cha trong lời nguyện cuối bài chia sẻ để xin Chúa thương cho Cha Cố Phaolô mau hưởng Nhan Thánh Chúa như Cha Cố và mọi người hằng mong ước.

Huệ Minh