ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

Kh 11, 19a; 12, 1-6a. 10ab; Lc 1, 39 -56

Chủ đề: Đức Maria trong dự tính cứu độ của Thiên Chúa: là Mẹ Đấng Thiên sai, là Thân Mẫu Chúa

*Kh 12, 5: Bà sinh được …. Một người con trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân.

*Lc 1, 43: bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa đến với tôi thế này?

          Hôm nay 15 /8, Giáo Hội Công Giáo long trọng mừng kính lễ Đức mẹ hồn xác lên trời. Các tín hữu Việt nam còn quen gọi là LỄ MÔNG TRIỆU. “MÔNG TRIỆU” là viết tắt của cụm từ “ Thánh mẫu mông triệu thăng thiên”;

  • “Thánh mẫu” trong Ki tô giáo là từ đặc biệt được dùng để ám chỉ Đức MARIA là Mẹ của Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa. “ Con Đấng Tối Cao” , “Con Thiên Chúa” ( x. Lc 1, 31 – 35)
  • “Mông”: là một dạng trợ động từ, làm cho động từ di theo sau mang ý nghĩa thụ động. “Mông” có nghĩa là “được” , “ chịu”
  • “ Triệu” có nghĩa là “VỜI ĐẾN”, “ gọi lại”, thường được cấp trên dùng để ra lệnh, đòi cấp dưới phải đến chầu, đến gặp.
  • “ Thăng” là “ lên cao”; “ Thiên” là “ trời” , nơi Thiên Chúa ngự.

Vậy “ Mông triệu” là cách nói tắt ám chỉ việc Đức Maria, mẹ của Đức Giêsu Ngôi Lời nhập thể được Thiên Chúa VỜI đến ban tặng một đặc ân, đó là được lên trời CẢ HỒN LẪN XÁC, hưởng trọn vẹn vinh quang với Chúa NGAY SAU KHI vừa hoàn tất cuộc đời trần thế ( x. GLHTCG 966). Đây là một tín điều công giáo.

      Vậy điểm cốt yếu của tín điều Mông triệu không nằm ở yếu tố “ hồn xác lên trời” mà là ở yếu tố “ NGAY SAU KHI MẸ VỪA hoàn tất dòng đời của Mẹ. Thật vậy, hồng ân “ hồn xác lên trời” là ơn Chúa ban cho toàn thể nhân loại  vào Ngày Tận Thế. Đặc ân của Mẹ là được hưởng trước một cách trọn vẹn, ngay khi lìa thế, hồng ân mà Chúa cũng ban cho toàn nhân loại vào ngày Đức Giêsu quang lâm.

     Các tín điều về Đức Mẹ là những khám phá của Giáo Hội, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần theo đúng ý định của Đức Giêsu  nhằm giúp Đoàn Chiên Chúa hiểu đầy đủ hơn những gì Đức Giêsu muốn măc khải ( x. Ga 16, 12-13). Vì thế chúng ta không tìm thấy trong kinh thánh, kể cả trong Tân Ước, những yếu tố đề cập trực tiếp đến mầu nhiệm “NĐức mẹ hồn xác lên trời”. Tuy nhiên các dấu tiên báo cũng đã được Chúa Thánh Thần dọn sẵn trong kinh thánh; và Lời Chúa trong lễ 15 /8 hôm nay là một điển hình.

     Bài đọc Tin Mừng hôm nay là đoạn tiếp ngay sau đoạn nói về thiên thần truyền tin cho Đức mẹ. Maria đã phó thác tất cả cho Thiên Chúa qua lời “xin vâng” và NGAY LÚC ĐÓ, NGÔI LỜI THIÊN CHÚA đã nhập hể vào cung lòng Maria. Như vậy là ngay khi còn sống trong thân xác, con người của Maria đã là “Hòm bia của Thiên Chúa” rồi; hồn xác Maria đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa cách trọn vẹn rồi. có thể nói rẵng hòng ân “ hồn xác lên trời” đã bén rễ vững chắc trong con người của Maria ngay sau lời “ xin vâng” của mẹ ngày càng thuộc về Chúa ; và khi ngảy đời của Mẹ chấm dứt thì Chúa thu hoạch thành quả tuyệt vời là cả xác hồn Mẹ về bên Chúa.

Ơn ban cho mẹ, Mẹ không giữ riêng cho mình: vừa đón nhận “ Ngôi Lời nhập thể” vào lòng Maria đã nhiệt tình mang tin vui “ CHÚA ĐÃ ĐẾN” cho “ Số Còn Sót của tuyển dân” mà gia đình Dacara là đại diện. Lời chào của “Đấng cả hồn lẫn xác đã thuộc về Chúa” là một tín hiệu hồng ân giúp thai nhi, chỉ mới sáu tháng tuổi, con của bà Ysave nhận ra CHÚA đến viếng thăm nên nhảy mừng trong dạ mẹ. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, quá dấu chỉ vui mừng của đứa con, Ysave nhận ra Maria là THÂN MẪU CỦA ĐỨC CHÚA TÔI,là NGƯỜI ĐÃ TIN, là NGƯỜI CÓ PHÚC ( x. Lc 1, 41 -45).

Với Đức Maria, Thiên Chúa hoàn tất lời  hứa thiên sai với Adam (x. St 3,15), từ nay nhận loại không cần đi tìm về lại Eden nữa, vì thân xác phàm nhàn đã trở nên “ cung điện”, “ ngai tòa” của Thiên Chúa. Nơi nào mà tình yêu, quyền năng Thiên Chúa làm chủ nên trọn vẹn thì nơi đó là thiên đàng. Hồn xác Maria đã cạm tới thiên đàng khi đáp “xin vâng”.

Trước hồng ân thần linh tuyệt vời ấy, Maria cất lời Magnificat ca khen Thiên Chúa.

Bài đọc 1được chọn đọc trong lễ Mông Triệu là doạn trích từ sách khải huyền chương 12, thuật lại thị kiến về một cuộc chiến không cân xứng giữa một bên là một phụ nữ đang mang thai, sắp sinh con, và bên kia là một con mãng Xà khổng lồ hung dữ có bảy đầu, mười sừng, chỉ còn một cái quét đuôi của nó là một phần ba tính tú trên trời phải rơi xuống đất (x. Kh 12, 2 -4). Mãng xà đang rình chực nuốt đứa con do người phục nữ sắp sinh ra. Thế nhưng quyền năng Thiên Chúa đã bảo vệ bà: Bà sinh con an toàn! Con bà được đưa ngay đến tận ngai Thiên Chúa; phần Bà, bà được Thiên Chúa đưa tới nơi an toàn trong sa mạc. Thị kiến trên có ý nghĩa gì?

Người Phụ Nữ trong thị kiến được mô tả với những nét đặc biệt: “ mình khoác mặt trời , chân dạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao” Hình ảnh gợi lại thị kiến của Giuse con Giacob thấy 11 ngôi sao của các anh và mặt trời, mặt trăng quì lạ cậu (x.St 379). Vậy người Phụ Nữ trong Kh 12, 1 là biểu tượng của dân  Chúa. Mãng xà chực nuốt con Phụ Nữ gợi lại chuyện Pharo muốn giết tất cả bé trai sơ sinh Do thái (x. Xh 1, 16.22). Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp cứu dân và đưa dân đến Đất Hứa là nơi Ngôi Lời sẽ nhập thể. Còn người Phụ Nữ thì “trốn vào sa mạc” gợi lại cuộc sống 40 năm sa mạc của người Do Thái, họ được dưỡng nuôi, ban luật biến thành Dân Chúa. Tóm lại những hình ảnh với những ý nghĩa đan chéo vào nhau của thị kiến cho thấy cuộc chiến cam go không ngưng nghỉ  giữa dân Chúa, phải được sinh ra, và quyền lực sự dữ, luôn rình phá  hoại  tiêu diệt dân Chúa, cuối cùng dân Chúa  vẫn thắng nhờ Thiên Chúa bảo vệ.

Qua thời tân Ước, thị kiến gợi lại cuộc chiến đấu giữa Giáo Hội (người Phụ Nữ) và đế quốc Rôma (con Mãng xà – Con Thú). Thật vậy, Giáo hội thời các tông đồ chỉ là lúc khai sinh; Tín hữu chì là những nhóm nhỏ, non trẻ vừa mới được sinh ra thì đã bị Mãng Rôma bách hại, tìm tiêu diệt.

Hình ảnh “7 dấu”, “ 10 sừng” con của Mãng xà là cách nói biểu tượng ám chỉ đế quốc (x. Kh17,3 nốt “K” và 17,10 nốt “ r” và “ s”).  Bằng thể văn khải huyền và dựa vào lịch sử cứu độ, nhất là giai đoạn Xuất hành, tác giả khích lệ Giáo Hội đang trong cơn bị  Rôma bách hại  hãy trung kiên với Đức Kitô , tin vào ơn giải cứu của Thiên Chúa (x. Kh 12, 6a – 10). “Người Phụ Nữ” là biểu tượng của Giáo hội.

Khi được dùng để làm bài đọc 1 trong lễ MÔNG TRIỆU, hình ảnh “Người Phụ Nữ” được áp dụng cho Đức Maria. Trong cuộc chiến giữa “Người Nữ” và “ con Rắn” trong vườn Eden . Phần thắng d0e4 nghiêng về phía Con Rắn; Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp hứa ban Đấng Đạp Đầu Rắn (St 3, 15).  Theo bản Vulgata, Đấng ấy là một người nữ : “ Psa conteret” nghĩa là “ bà sẽ đạp đầu ngươi”. Điều đó ứng nghiệm vào Đức Maria.

Thật vậy, lúc Maria đang mang thai sắp sinh con, thì hai ông vua; một hoàng đế Roma, Augusto; và một vua chư hầu là Hêrôđê đã tấn công và truy sát “ Người Con” sắp được sinh ra, Nhưng Thiên Chúa đã bảo vệ với Đức Giêsu, Giáo hội đã được sinh ra.

Phần cá nhân Maria, xác hồn Mẹ đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa từ lúc đáp “xin vâng”. Do đó, khi mãn phần dương thế, xác hồn mẹ phải được Thiên Chúa đưa về ngự trị trọn vẹn bên Tôn Nhan Chúa.

Việc hồn xác Mẹ lên trời, là một bảo chứng chắc chắn củng cố niềm  tin xác loài người sẽ sống lại vào Ngày Tận Thế, kết hợp với hồn hưởng trọn vẹn vinh quang Thiên Chúa như mẹ. Đó là điều Phao lô khẳng định trong bài học 2 (x. 1Crc15, 21b – 22).

Mừng lễ Mẹ hồn xác lên trời, Giáo Hội đang chiêm ngắm trước vinh quang chung cuộc của chính mình và cũng là vinh quang của từng tín hữu. Xin Thánh Thần Chúa tiếp tục đồng hành, trợ lực tín hữu vững tin vào Lời Chúa như mẹ đã tin, nhờ đó sẽ được diễm phúc như mẹ được Chúa hoàn tất nơi bản thân mình điều Chúa đã hứa.