Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 24

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

Chúng ta phải trở nên những tông đồ, những thừa tác viên và những công cụ của Thánh Thể; (…) Đây chính là tâm điểm của đời sống chúng ta, nguồn mạch sự sống cho hành động và hoạt động tông đồ của chúng ta. (…) Chúng ta phải rao truyền về Thánh Thể bằng những công trình của chúng ta, bằng những bài viết cũng như bằng lời nói của chúng ta; không ai có thể nói hay hơn chúng ta về Thánh Thể: Chúng ta là những tu sĩ của Thánh Thể.”[Tĩnh tâm tại Paris, tháng 8 năm 1867].

Lời trích dẫn này rút ra từ những bài viết của cha Eymard rõ ràng cho thấy cha rất tự hào về Hội Dòng nhỏ bé phụng sự cho Bí Tích Thánh Thể của cha. Bên cạnh đó, cha nhận ra rằng từ giữa muôn người, cha chính là người đã được tuyển chọn để thành lập nên Hội Dòng Thánh Thể, một Hội dòng được trao phó nhiệm vụ loan truyền tình yêu Thiên Chúa như là thực tại cốt yếu trong đời sống con người. Vì thế, có hai điều quan trọng đối với cha Eymard khi làm công tác động tông đồ: (1) hết mình vì công việc trong mọi tình huống đã được Đấng Toàn Năng vạch ra cho chúng ta. Và thứ (2) đó là không quan trọng hóa và không xem thường đóng góp của chúng ta.

Ẩn ý bên trong sự hiểu biết này cũng chính là điều cho thấy sứ vụ Thánh Thể chính là ân huệ đặc biệt Chúa ban cho chúng ta. Thật không may, nhiều tu sĩ Thánh Thể không nhận ra được vị trí trung tâm của hoạt động tông đồ Thánh Thể, mà lại xem những hình thức hoạt động tông đồ khác cuốn hút hơn, hấp dẫn hơn, mạnh mẽ hơn hay thậm chí là quyến rũ hơn. Quả thực Thánh Thể là trung tâm, hầu hết mọi khía cạnh khác của đời sống Ki-tô hữu đều có thể được liên kết với Thánh Thể. Nhưng Thánh Thể đúng nghĩa phải là gia tài đầu tiên và duy nhất của chúng ta, và chúng ta tìm cách làm chứng rõ hơn nữa về lối sống khởi đi từ Thánh Thể! (LS #21).

Cha Eymard luôn nhắc nhở chúng ta về nền tảng cốt yếu và tuyệt đối trong các hoạt động tông đồ Thánh Thể của chúng ta. Như thánh Phao-lô đã nói trong thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô ở câu 13 như sau: ‘Nếu tôi không có đức mến, mọi sự chỉ là vô nghĩa… Tôi chẳng là gì!’ Hơn nữa, khi hoạt động tông đồ Thánh Thể của chúng ta được thực hiện trong tinh thần đúng đắn, Cái Tôi sẽ có ít cơ hội để thể hiện. Điều này làm cho nó trở thành một hoạt động tông đồ đặc biệt, nghĩa là cho thì có phúc hơn là nhận. Nhưng, chắc chắn, điều này rất khó và đòi hỏi Cái Tôi nghèo nàn vốn luôn tìm kiếm một sự đền bù nào đó cho chính mình… và nếu không tìm được, nó sẽ dùng thủ đoạn để chiếm hữu sự vật dưới nhiều cách khác vốn không được để ý tới ngoại trừ các chuyên gia và người hướng dẫn có kỹ năng. Và khi Cái Tôi nổi lên, hoạt động tông đồ bị hủy hoại và hình ảnh của Thiên Chúa bị bóp méo cũng như mọi thứ sẽ tàn lụi vì nó chỉ quy về chính mình.

Bên cạnh đó, chúng ta cần dùng mọi phương tiện sẵn có để truyền bá sứ điệp tình yêu quan trọng này. Chúng ta không chỉ hướng đến những gì trong tầm tay của chúng ta và trong tầm với của chúng ta, nhưng chủ yếu là vào những gì sẽ làm cho sứ điệp của chúng ta được lắng nghe một cách hiệu quả hơn và được đón nhận rộng rãi hơn. Và khi thử thách xảy đến- chúng ta nên xem chúng như những mối quan tâm trong lĩnh vực của chúng ta, để không ai có thể được xem là tốt hơn chúng ta. Đây không phải là sự tự hào cá nhân, nhưng là một lời cam kết hoàn toàn với điều kiện của Chúa Giê-su. Và nơi nào chúng ta thiếu đi những kỹ năng tự nhiên cũng như năng khiếu, chúng ta sẽ bù đắp bằng sự khiêm tốn, sự đổ vỡ, niềm tin và tình yêu của chúng ta; chúng ta đặt trọn con người chúng ta vào bàn tay uy quyền của Chúa và để cho Người hoạt động trong và qua chúng ta. “tôi sống, nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).