Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 10 ngày 22

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    “Vì suy niệm không thể là bổn phận vĩnh viễn của con, con phải biến việc chiêm niệm của con thành việc thực hành chính của suy niệm, nơi đó con sẽ tìm thấy sức mạnh của con và của ăn thiêng liêng cho suốt ngày sống của con.” [Gửi cho bà Mathilde Giraud-Jordan, 10/1867]

Trong trường hợp của người con linh hướng này, việc suy niệm không thể là bổn phận vĩnh viễn của bà, nghĩa là ơn gọi của bà trong cuộc sống với tư cách là một người vợ và một người mẹ sẽ không cho phép bà có quyền suy niệm sâu sắc trong một thời gian dài. Trong trường hợp này, điều cần thiết đó là ‘làm bất cứ điều gì thấy cần thiết’ với sự tập trung cao độ và với tình yêu. Sau hết, một người mẹ phải bày tỏ tình yêu với gia đình mình qua tất cả những công việc bà làm vì gia đình ấy, để làm cho gia đình trở thành một gia đình hạnh phúc và yên bình. Trong mọi nỗ lực này, khi mục tiêu không phải là chính bà nhưng là những người mà bà phục vụ, bà sẽ hành động một cách vô vị lợi và do đó bà sẽ thăng tiến trong sự kết hiệp với Chúa. Vì điều duy nhất ngăn cản sự trưởng thành tâm linh của chúng ta chính là chủ nghĩa cá nhân. Điều đó giống như việc tắt máy bơm hay một thiết bị nào đó để đưa chúng ta vào dòng chảy của tình yêu Thiên Chúa và vì thế chúng ta sẽ chết vì đói khát đời sống thiêng liêng.

Trên hết và vượt trên cả điều này, nếu ai đó có thể tìm được chút thời giờ để tôn thờ Chúa qua việc chiêm niệm hay cầu nguyện thì đó sẽ là một ơn phúc mai sau vì điều này sẽ đào sâu mối tương giao với Chúa. Việc ấy được sánh ví với việc sạc pin trong người để giữa những hối hả xao động của cuộc đời, người ta vẫn có thể tiếp tục yêu mến và phụng sự Chúa, dù không phải bằng khả năng cao nhất của mình. Vì thế, trong khi cầu nguyện, chính sức sống này khiến người ta làm theo sự năng động, bằng không người ta sẽ lãng phí những cơ hội quý giá để tiếp thêm sức mạnh cần thiết trong suốt ngày sống. Do đó, cầu nguyện không phải thời gian để quy hướng về chính mình và xin những ơn thiêng cho chính mình. Như Đức Giê-su đã dạy các môn đệ, chúng ta cầu nguyện để xin ‘Chúa ban cho chúng ta lương thực hằng ngày’ là chính Thánh Thể, tấm bánh được bẻ ra và chia sẻ. Vì thế, bất cứ điều gì chúng ta nói theo chính kiến đều được chia sẻ với những người đang cần đến.

Vả lại, cách làm vô vị lợi này như một ân huệ phát xuất từ Thiên Chúa vì Ngài ban cho chúng ta sự đảm bảo bên trong rằng chúng ta được yêu mến vì những gì chúng ta là chứ không phải vì những gì chúng ta làm hay thực hiện. Thứ tình yêu sau cùng này là tình yêu có điều kiện và không bao giờ có thể làm thỏa mãn trái tim của con người. Nó chỉ để lại trong trái tim sự lạnh giá, làm teo lại và đói khát hơn mà thôi. Nơi đâu thời giờ cầu nguyện hằng ngày trở nên khó khăn, chẳng hạn vì căn bệnh của một thành viên trong gia đình cần được chăm sóc và để ý hơn, thì việc phục vụ có thể trở thành việc chiêm niệm của chúng ta, giúp chúng ta thực hiện bằng tình yêu và bằng sự quên mình. Sáng kiến này sẽ không bao giờ muốn làm bất cứ điều gì, không quan trọng khó khăn tới mức nào, đơn giản vì “tôi” muốn như thế. Chúng ta luôn luôn tìm cách và làm những gì đẹp lòng Chúa Cha như chính Ngài chỉ ra điều đó cho chúng ta qua hàng ngàn cách khác nhau. Lúc đó, việc đọc dấu chỉ thời đại sẽ trở nên hành động thiết thực nhất trong cuộc đời chúng ta. Khi chúng ta khám phá ra sự hài lòng của Ngài, bấy giờ mọi sự sẽ diễn ra nếu tâm hồn chúng ta đầy tràn tình yêu.

Vả lại, cần nhớ rằng tình yêu không phải là một cảm xúc, đến rồi đi. Nhưng hơn thế, đó là một quyết định để luôn luôn làm đẹp lòng Người. “Như mắt của nữ tỳ hướng nhìn tay bà chủ. Mắt chúng ta cũng hướng nhìn lên Chúa, là Thiên Chúa chúng ta tới khi Người xót thương chút phận!” (Tv 123,1)