Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 3 ngày 26

 

Chúa Thánh Thần là Đấng tác thành và kiện toàn Đức Giê-su Ki-tô nơi chúng ta.” [ ]

 

Trước khi rời bỏ các môn đệ, Đức Giêsu đã hứa rằng: Người sẽ không bỏ các ông mồ côi nhưng sẽ gửi Thánh Thầnđến với các ông, và chính Thánh Thần sẽ nhắc nhở các ông về tất cả những gì Người đã dạy. Các môn đệ đã hiểu ra được nhiều điều do Đức Giê-su chia sẻ mà trước đây các ông cảm thấy khó nắm bắt và khó thực hành- đặc biệt là những điều liên quan đến việc chịu đau khổ vì Nước Trời! Và thường thì hầu hết các ông cảm nhận rằng đó là những việc khó thực hành, các môn đệ đã kìm lại để không hỏi Người về ý nghĩa đích thực cũng như những ẩn ý trong cuộc đời mình. Các ông vui sướng vì không để ý đến lời dạy đó, vì nếu các ông xin giải thích thì các ông sẽ bị buộc phải tuân giữ (Mc 9,32).

Thế nhưng, nếu các ông thực sự ao ước trở thành những người môn đệ, thì không còn con đường nào khác ngoài con đường khổ giá; các ông cần đón nhận con đường ấy bằng cả tấm lòng. Bấy giờ, khi lời hứa ban Thánh Thần được thực hiện, các ông sẽ được gợi nhắc về những chân lý khó hiểu, cụ thể là những gì thường xảy ra trong cuộc đời các ông. Tuy nhiên, có một ưu điểm khi đón nhận Thần Khí: Ngài sẽ không chỉ dạy các ông về những chân lý cần thiết, nhưng còn ban thêm sức mạnh và giúp các ông can đảm sống các chân lý ấy. Sách Công vụ Tông đồ đưa ra một bằng chứng đầy đủ về sự can thiệp của Thần Khí trong cuộc đời của những Ki-tô hữu thời sơ khai, giúp họ đón nhận thập giá được gửi đến cho mình.

Thậm chí trong một thời đại khi mà vai trò và quyền năng của Thần Khí không được các Ki-tô hữu biết đến, cha Eymard có thể khuyên những người con linh hướng của mình đừng chối bỏ ơn trợ giúp mà Đức Giê-su đã ban cho các môn đệ của Người. Sau hết, nếu ai tìm cách để thăng tiến trong đời sống thiêng liêng, thì người ấy phải tận dụng tất cả những nguồn trợ giúp mà Thần Khí ban cho. Thế nhưng, nếu các Kitô hữu ở mọi thời đại có thể kêu cầu Thần Khí thường xuyên và liên lỉ hơn, thì họ lại chẳng tìm được nhiều lợi ích sao? Lý do là khi cầu xin sự trợ giúp của Thần Khí được nắn đúc trong Đức Ki-tô, người khẩn nài không thể không để ý đến sự hiện diện của Thần Khí.

Điểm mấu chốt mà các Ki-tô hữu cần trở nên giống Đức Ki-tô đó là sự vâng phục của họ đối với Chúa Cha, thậm chí khi phải đối diện với đau khổ của bản thân. Chúng ta nhận thấy chính các tông đồ đã khéo léo tránh né thập giá trong cuộc đời họ thế nào, không chỉ khi Đức Giê-su bị bắt, nhưng cả khi chính các ông phải đối diện với thập giá ấy. Nếu chúng ta không cảnh tỉnh và canh chừng, thì chính chúng ta cũng sẽ làm tương tự như vậy và đánh mất những nguồn trợ giúp mạnh mẽ cho việc thăng tiến trong đời sống thiêng liêng. Nhiều tác giả viết về đường thiêng liêng ngày nay đề nghị rằng: mỗi sáng, chúng ta xin Chúa ban cho ta một sự khiêm nhượng trong suốt ngày sống, và cam đoan rằng chúng ta sẽ chân thành và thực lòng đón nhận nó, sẽ không có con đường nào tốt hơn để thăng tiến về đường thiêng liêng. Nghịch lý Ki-tô giáo luôn luôn là: đánh mất chính bạn và bạn sẽ tìm được sự sống mới, sự sống trong Đức Ki-tô- trong tất cả sự viên mãn. Hễ ai cầu nguyện như vậy thì phải sẵn sàng đón nhận những chông gai phía trước! Thế nhưng, chắc chắn sẽ có bằng chứng xác thực về sự trợ giúp của Thiên Chúa cũng như sự hiện diện nâng đỡ của Ngài!