Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 03 ngày 18

 

Hãy luôn giữ cho tâm hồn được nâng cao và vui tươi, hãy giữ một tinh thần thoải mái trước những khó khăn mà bạn gặp phải.” [ ]

 

 Khi một ai đó cảm nhận một cách sâu sắc về sự nghèo khó bẩm sinh hay sự hư không của mình, thì người ấy sẽ nhìn mọi thứ mình có và mình làm như một ân huệ cao quý từ Thiên Chúa, được trao ban vì tình yêu và được lãnh nhận mà không đòi hỏi bất kỳ công trạng nào của chính họ. Thái độ này không những ám chỉ đến những ân huệ và tài năng tự nhiên mà còn đến tất cả mọi cảnh huống trong cuộc đời của người ấy: gia đình- nơi họ được sinh ra, những chi tiết về thời thanh niên, những cơ hội có được, bạn bè và những người thầy mà họ có trong cuộc đời cho đến từng chi tiết đã hình thành nên một phần trong sự trưởng thành của họ. Quả là ‘dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu’ (Lc 21,18), mỗi sợi tóc đã được đếm cả rồi vì Chúa Cha chăm lo cho chúng ta, chúng ta lại không thể nói rằng Thiên Chúa chăm lo từng chi tiết một cho cuộc sống của chúng ta, trang bị cho chúng ta để có thể thi hành sứ vụ mà Ngài đã trao phó cho chúng ta từ thưở đời đời.

Việc phụng sự Chúa đi ngược với nền tảng này sẽ không thể là một nhiệm vụ tràn ngập lòng biết ơn và niềm vui được. Chúng ta nhận ra đặc ân là: chính chúng ta được chọn lựa để cộng tác với Chúa, Ngài đã tuyển chọn chúng ta trong số hàng ngàn những ứng sinh khác, có lẽ được trang bị tốt hơn và quảng đại hơn chúng ta, đơn giản vì Ngài ‘thấy’ được tiềm năng nơi chúng ta, khi chúng ta chọn lựa để làm việc với Ngài như những người cộng sự. Và niềm vui của chúng ta phát xuất từ thực tế là không có gì vĩ đại hơn khi vị Thầy sẵn sàng phục vụ để chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui này. Ngài không phải là ông chủ điều khiển đám nô lệ, đúng hơn Ngài là người hiểu biết nhất, tha thứ nhất, chấp nhận nhất, khuyến khích và đáng tán dương nhất trong tất cả các vị Thầy. Vì sự nâng đỡ nhẹ nhàng này, chúng ta tự nguyện dâng hiến cho Ngài vì Ngài đã hứa: “Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp” (Mt 19,29).

Ở đây, chúng ta lưu ý rằng lời hứa được gấp trăm dành cho chúng ta ngay khi chúng ta còn ở thế gian này; thêm vào đó sẽ có sự sống đời đời đi kèm theo. Nếu chúng ta cảm thấy không thỏa mãn hay không bằng lòng khi làm việc với và cho Chúa, chúng ta có thể đoan chắc rằng một cách nào đó, trong một vài tình huống Cái Tôi đã len lỏi vào. Cái Tôi giống như một cái thùng không đáy và nó không bao giờ có thể thỏa mãn với những đòi hỏi của nó, những đòi hỏi tiếp tục gia tăng trong vài giây! Vì thế, khi chúng ta khám phá vài khía cạnh của việc không thỏa mãn đang len lỏi vào, đặc biệt với những gì chúng ta nhận được qua việc phục vụ của mình, chúng ta nên ngồi xuống và duyệt xét lại chính mình một cách nghiêm túc và ra công loại bỏ Cái Tôi, hoặc đẩy lui nó ra khỏi việc dâng hiến mà chúng ta dành cho Chúa để phục vụ trong vườn nho của Ngài, cho đến khi chúng ta thanh tẩy những động cơ của mình và quyết định dâng hiến chính mình cho việc phụng sự Ngài một cách nhưng không.

Người môn đệ chỉ lo tìm kiếm phần thưởng trong những việc mình làm thì không phải là một người môn đệ đích thực. Thậm chí khi Mười Hai Tông Đồ có thể hiểu được nguyên tắc này, họ mới cảm thấy vui vì được kể như xứng đáng với Đức Giê-su cho dù phải chịu đau khổ vì danh Người (Cv 5,41). Vào thời của các Ki-tô hữu tiên khởi, chúng ta biết rằng ‘Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.’ (Cv 2,46).