Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 03 ngày 16

 

(Cha Eymard- Rước lễ lần đầu, 1823)

“Quà tặng bản thân (gift of self) là một hành vi tự hiến chính mình cao cả nhất.” [ ]

 

Quà tặng chính yếu mà Thiên Chúa đòi hỏi con người chúng ta dâng lại cho tình yêu vô biên của Ngài một cách quảng đại và liên lỉ, đó chính là: chúng ta dâng cho Ngài cuộc sống của chúng ta, toàn bộ bản thân chúng ta. “Bò của ngươi, Ta nào có thiết; chiên của ngươi, chẳng lẽ Ta ham! Vì thú rừng là của Ta hết thảy, cả ngàn muôn loài vật núi đồi. Mọi thứ chim trời, Ta đều biết rõ, động vật nơi hoang dã thuộc về Ta. Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ.Thịt bò há là thức Ta ăn? Máu chiên há là đồ Ta uống? “Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Ðấng Tối Cao.” (Tv 50,9-15). Chính thái độ chân thành của con người chúng ta là điều mà Chúa tìm kiếm nơi chúng ta!

Hơn nữa, Giao ước ám chỉ sự qua lại và điều này không diễn ra một cách đơn giản vì chúng ta cũng chọn lựa để đáp trả lại việc trao ban tình yêu của Thiên Chúa. Đối với sự tương tác qua lại đích thực, ít nhất phải có một lý do hợp lý nơi ước muốn hay ý định giữa hai bên. Vì thế, khi Thiên Chúa trao ban chính mình cho chúng ta một cách hoàn toàn, chúng ta không thể cho rằng đó là việc đáp trả qua lại nếu chúng ta dâng cho Ngài chỉ mười phần trăm cuộc đời chúng ta thôi! Do đó chỉ khi nào chúng ta dâng hiến hoàn toàn bản thân mình, không giữ lại điều gì cho Bản Ngã, thì chúng ta mới thực sự dâng hiến bản thân mình. Bên cạnh đó, thật là đúng vì Thiên Chúa ‘đơn thuần’ nhưng lại trao ban chính mình một cách hoàn toàn (không giữ lại ‘phần’ nào cho Thiên Chúa), khi chúng ta tìm cách đáp trả, chúng ta cần phải nỗ lực để hoàn toàn cho đi bả thân mình. Ngược lại, chúng ta sẽ dễ dàng cắt xén và tìm cách đối thoại cũng như thỏa hiệp với Thiên Chúa, như vẫn thường xảy ra trong kinh nghiệm về tất cả mọi chuyện!

Điều ấy không có ý nói rằng Chúa sẽ từ chối bất kỳ một lời đáp trả nào từ phía chúng ta, nghĩa là nếu chúng ta chỉ dâng một phần bản thân mình, thì Ngài sẽ loại trừ chúng ta. Đúng hơn, khi biết rằng đây là cách duy nhất mà con người chúng ta có thể đưa ra, và thấy rằng lời đáp trả nửa vời chủ yếu sẽ làm tổn thương chúng ta, thì Ngài muốn chúng ta sinh ích lợi đến mức tối đa và vì thế Ngài khuyến khích chúng ta làm tốt hơn nữa thay vì chỉ dâng hiến một cách nửa vời. Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống trên chúng ta tình yêu vô bờ bến của Ngài, và Ngài chờ đợi cho đến một ngày nào đó chúng ta nhận thức được tình yêu vô biên này bằng một sự nhận biết nội tâm sâu thẳm và tự nguyện chọn lựa để thay đổi hoàn cảnh. Ngài đã kiên nhẫn đợi chờ nhiều năm đối với một Augustino, nhưng Ngài đoan chắc rằng cuối cùng rồi Augustino cũng sẽ quảng đại đáp trả lại cho dù phải nói ‘Lạy Chúa! Con đã yêu Ngài quá muộn màng’.

Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng khi chúng ta chọn lựa để dâng hiến bản thân một cách trọn vẹn và cởi mở, thì chính chúng ta là những người đầu tiên đượchưởng lợi từ sự mở lòng của mình. Càng cho đi một cách quảng đại, chúng ta lại càng nhận được nhiều hơn- chúng ta nuôi dưỡng và thăng tiến tình trạng tâm linh của mình. Từ bỏ ‘cái tôi’, quyền năng Thiên Chúa tỏa chiếu trên chúng ta sẽ ngày càng rõ rệt hơn. Hơn nữa, chỉ khi chúng ta hoàn toàn dâng hiến chính mình thì chúng ta mới có thể làm chứng trước mặt người khác, không phải chỉ bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống của chúng ta. ‘Bạn là gì mà lại la lối quá lớn đến nỗi tôi không thể nghe điều bạn nói!’ Sự dâng hiến sẽ mang tính tự phát đến nỗi chúng ta không thể nhận thức được rằng chúng ta thực sự cho đi một cách quảng đại và hoàn toàn!