Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 03 ngày 12

 

Khó nghèo là linh hồn của mọi nền tảng đích thực phát xuất từ Trời” [ ]

 

Tương tự như bài suy niệm trước, ở đây chúng ta tìm thấy một kinh nghiệm quý báu khác trong việc linh hướng, bắt nguồn từ chính kinh nghiệm cá nhân của cha Eymard. Khi đọc toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng Thiên Chúa có một cách thức đặc biệt trong việc chọn lựa những ai Người muốn để trở thành những cộng tác viên trong công trình cứu chuộc. Thay vì chọn lựa những con người có phẩm chất tốt, những con người được kính trọng dưới cái nhìn của người đương thời, thì hầu như “Những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người” (1Cr 1,27-29).

Lý do để giải thích điều này dường như là quá rõ. Tất cả chúng ta nhận thức rằng nhìn chung thử thách lớn nhất mà chúng ta đặt ra trên con đường của Thiên Chúa khi cộng tác với Ngài chính là Cái Tôi của chúng ta. Một người bị Cái Tôi thống trị chắc chắn sẽ không chăm chú lắng nghe những kế hoạch của Thiên Chúa và không cộng tác hết mình. Người ấy bị buộc phải xen một điều gì đó trong những chương trình của mình vào những việc mình làm, do đó làm hỏng những kế hoạch tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho con cái của Ngài. Một tấm gương điển hình cho điều này chính là ngôn sứ Giôna, người mà khi được kêu gọi đi loan báo ơn hoán cải cho dân thành Ni-ni-vê, đã lẩn trốn và tránh né Chúa. Sau này, khi bị ép buộc phải loan báo sứ điệp của Thiên Chúa, ông đã làm một cách miễn cưỡng. Và khi dân thành Ni-ni-vê đã ăn năn hối cải và nhận được ơn huệ tha thứ của Thiên Chúa, thì ông bắt đầu giận dỗi cho đến khi Thiên Chúa lại chỉ bảo ông qua hình ảnh cây thầu dầu.

Lời khuyên khôn ngoan nhất dành cho những ai ao ước được cộng tác với Thiên Chúa, đó là: chấp nhận những giới hạn của mình mà không che giấu, chỉ trích những giới hạn ấy trước người khác, hay cố gắng không để ý gì đến nó. Hơn nữa, một sự chấp nhận khiêm tốn là bước đầu tiên. Sau đó, chúng ta đặt chính mình, như một người vô dụng, vào bàn tay quyền năng của Thiên Chúa và để Ngài làm việc qua chúng ta. Ví dụ chợt nảy ra trong đầu chính là câu chuyện chàng thanh niên Đa-vít hiên ngang bước ra đối đầu với tên Go-li-át trong trận chiến. Chàng quát mắng lại tên Go-li-át đang mắng nhiếc chàng: “Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với mày nhân danh Ðức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngũ Ít-ra-en mà mày thách thức. Ngay hôm nay Ðức Chúa sẽ nộp mày vào tay tao…” (1Sm 17,4546). Và nhân danh Chúa, chàng đã giết tên Go-li-át bằng một hòn đá phóng ra từ dây ná!

Cha sở họ Ars thường nói: ‘Nếu Samson có thể giết 1000 tên Phi-li-tinh chỉ bằng một cái hàm lừa (Tl 15,15) thì phương chi Thiên Chúa lại không thể làm gì với một con lừa sao?!?’ Vì vậy, những giới hạn của chúng ta, vốn thuộc về cuộc sống của mọi người, sẽ không xảy ra trên con đường cộng tác với Thiên Chúa, chúng ta khiêm tốn chấp nhận nó và tận dụng nó! Thực ra, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa dùng những giới hạn của chúng ta như những vật dụng có ích trong công trình cứu độ vĩ đại của Ngài!