Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 02 ngày 15

Lm Erasto Fernandez, sss.        
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ   

    

 Hãy để tâm trí của bạn hướng về Chúa chúng ta đang ngự trong Bí Tích Cực Thánh, và hãy suy niệm về tình yêu của Ngài” [ ]

Trong lời trích dẫn trước, cha Eymard nối kết sự hy sinh của chúng ta với Bí Tích Thánh Thể như lễ vật hy sinh. Trong lời trích dẫn này, cha đã nhìn Bí Tích Thánh Thể dưới một khía cạnh khác, đó chính là mẫu gương tự hiến mình của chính Chúa Giê-su để khai sáng và làm gương cho chúng ta. Điều này không xảy đến với cha Eymard vì đây chính xác được xem là một “lời loan báo”, cách nói này không có trong thời đại của cha. Nhưng sau Công Đồng Vaticanô II, chúng ta biết rằng một “lời loan báo” là một sự giao tiếp (bằng lời nói, hành động, bài hát hay bất cứ hình thức truyền tin khác) để lôi kéo người nghe và làm cho họ trở thành một phần trong sứ điệp được truyền tải. Khi điều này xảy ra, người nghe sẽ nhận ra rằng sứ điệp này không chỉ như lịch sử, một điều gì đó xảy ra ở đâu đó, nhưng như là “câu chuyện của tôi” về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa cũng như sự hiện diện của Người đối với tôi ngày hôm nay! Khi điều này xảy ra, một “lời đáp trả” cần thiết phải diễn ra và nói chung, lời đáp trả này liên quan đến tất cả mọi người. Vì đây là sức mạnh của lời loan báo!

Vì thế, trong suốt Thánh Lễ, khi chúng ta lắng nghe (phụng vụ Lời Chúa) hay làm chứng cho sự hiến mình hoàn toàn của Chúa Giê-su bằng tình yêu (phụng vụ Thánh Thể) và làm cho sứ điệp này trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta không thể lẩn tránh nhưng phải đối diện với câu hỏi ‘Chúa Giê-su yêu thương tôi và hiến mình vì tôi, tôi phải làm gì và muốn dâng gì cho Ngài’? Và nếu ý thức về việc tham dự Thánh Lễ của mình, chúng ta sẽ biến lời đáp trả của chúng ta thành hành động, bắt đầu từ những cử chỉ trong suốt Thánh Lễ và sau đó kéo theo hành vi dâng hiến chính mình trong suốt cả ngày sống. Bằng cách này, việc suy niệm của chúng ta mới trổ bông thành gương lành phúc đức. Sau việc cử hành này, chúng ta sẽ nói như thánh Phao-lô “Không phải tôi sống, nhưng chính Đức Ki-tô sống trong tôi”.

Nếu chúng ta cử hành Thánh Lễ theo cách này giống như một lời loan báo ngày qua ngày, tự động chúng ta sẽ có thói quen luôn hướng nhìn về Chúa Giê-su, và hỏi Ngài sau mỗi bước rằng: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì cho Chúa? Sự phục vụ của chúng ta vì Nước Trời sẽ ngày càng tự phát và mang đậm dấu ấn tình yêu, vì thế nó sẽ đem lại nhiều kết quả hơn trong việc làm cho vương quyền của Chúa hiển trị giữa chúng ta. Bấy giờ, tình yêu của chúng ta sẽ không chỉ ở trong tâm trí và con tim của chúng ta, nhưng sẽ được biểu lộ ra bằng hành động vì Nước Trời.

Hơn thế, vào thời đại của cha Eymard, người ta không phân biệt rõ ràng giữa việc cử hành Thánh Thể với “Bí Tích Cực Thánh” hay sự hiện diện vĩnh cửu. Họ cũng không dừng lại để suy nghĩ xem cái được đặt trong bình thánh chính là tấm bánh được bẻ ra từ việc cử hành Thánh Thể! Đó chính là “sự bẻ nát”  thân mình của Chúa Giê-su để nuôi sống chúng ta, mời gọi chúng ta cũng biết bẻ chính mình bằng tình yêu tự hiến vì người khác. Làm thế nào chúng ta có thể cầu nguyện trước Chúa Giê-su, Đấng đang hiện diện trong hình bánh bị bẻ ra, màlại không làm một điều gì đó cho những nơi mà trong đó chúng ta vẫn có khuynh hướng từ chối chấp nhận bị bẻ ra qua việc làm theo thánh ý Thiên Chúa?