Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 13

Lm Erasto Fernandez, sss.
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ     
      

  “Tôi đã nghe ngài giảng về Chúa Ba Ngôi tại nhà nguyện Notre Dame de Grace của chúng ta…[…] Ngài có một cái nhìn rực lửa, […] Tôi đã nghe một số người nổi tiếng nói về Thánh  Thể, chẳng hạn như Đức Giám mục Segur, một trong những tông đồ của Thánh Thể; thế nhưng phong cách và sức mạnh của cha Eymard thì hoàn toàn khác. Ngài nói đơn giản, không có bất kỳ một sự giả vờ nào; ngài hòa nhập mình với những cử tọa của mình. Lời của ngài tuôn chảy tựa như tia sáng và tia lửa vậy.” [A. Guitton, ‘thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Eymard, tông đồ Thánh Thể’, trang 329-330]

Kinh nghiệm cho thấy việc thuyết phục người khác không phụ thuộc quá nhiều vào âm lượng hay độ dài của cuộc tranh luận cho bằng là vào chiều sâu của sự thuyết phục mà người ta đề cập tới. Thực tế, người ta nói rằng việc truyền đạt thông tin của con người là một điều gì đó giống như những cái cây vậy – tán lá của cây càng lớn, trái của nó càng khó kiếm! Thường thì sự thinh lặng có ý nghĩa hơn sự ồn ào! Sau cuộc tĩnh tâm ở Rô-ma, cha Eymard là một con người được thay đổi và kể từ đó, tất cả những gì cha cần làm ‘để sinh hoa trái’ đó là ‘trở nên’ chính mình. Sau khi đã dâng chính mình hoàn toàn cho Chúa, cha luôn luôn giải đáp câu hỏi cơ bản của mình: ‘Lạy Chúa! Chúa muốn con làm gì?’

Khi viết cho các tín hữu ở Cô-rin-tô, thánh Phao-lô nói: “Vì thế, dù ăn hay uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm mọi sự vì vinh quang Thiên Chúa” (1 Cr 10,31-32). Dĩ nhiên, ý tưởng này là có thể ý thức làm việc này mà không giả vờ hay lôi kéo sự chú ý về phía mình dưới bất cứ hình thức nào. Sự kết hiệp của chúng ta với Thiên Chúa cần phải trở thành bản tính thứ hai, một ‘sự sinh lại’ đích thực để chúng ta nói về Ngài cũng như làm việc cho Ngài như thể gắn kết với bất kỳ một hoạt động bình thường nào khác của con người. Điều này chỉ có thể xảy ra khi chúng ta hoàn toàn ngụp lặn trong tình yêu của Ngài và hành động với một sự cống hiến trọn vẹn.

Thật ngạc nhiên, làm thế nào mà những con người đơn sơ lại có thể nói một cách dễ dàng khi người khác nói từ chính con tim chứ không phải chỉ từ cái đầu. Thường thì chúng ta cảm thấy rằng những bài diễn thuyết và những bài chia sẻ của chúng ta phải được chống đỡ bởi một loạt những trích dẫn từ những học giả và tác giả nổi tiếng. Thế nhưng, điều hiệu quả nhất trong việc thông tin của chúng ta luôn luôn là một sự bộc lộ chính mình một cách chân thật. Thật không may, có còn hơn không, thậm chí việc thông tin về phụng vụ của chúng ta đã trở thành những trình bày mang tính nghiên cứu và uyên bác về giáo lý. Thay vào đó, nếu chúng ta chỉ nói từ con tim và chia sẻ hành trình đức tin dao động của chính chúng ta, điều đó có thể sẽ tác động đến người khác một cách hiệu quả hơn và giúp họ tương giao với Đức Ki-tô. Chúng ta biết, cha Eymard nói mà không có bất kỳ sự giả vờ nào!

Điều đó không có ý nói rằng sẽ không có nhiều người (có thể là nhiều người) chỉ kiếm tìm tính hoa mỹ và sự trang trọng trong những thông tin của chúng ta. Nhưng nếu người nào chân thành tìm kiếm Chúa, thì dù một bài diễn thuyết sơ sài của một người bình thường cũng có thể phong phú về ý nghĩa và đem đến một cuộc gặp gỡ chân thành với Chúa Giê-su. Một đặc tính khác của người tông đồ đích thực đó là người ấy đáp ứng những nhu cầu của thính giả của mình; người ấy nói để họ có thể hiểu, chứ không phải là phô diễn trình độ học vấn của mình. Chúng ta sẽ dựa vào cái gì khi chia sẻ niềm tin của chúng ta: vào tài hùng biện, nghệ thuật diễn thuyết hay vào chính kinh nghiệm đức tin của chúng ta vào Đức Giê-su?