Suy niệm cùng cha E-ma. Tháng 01 ngày 10

Lm Erasto Fernandez, sss.
Lm SSS Việt nam chuyển ngữ     
      

  Trong bản hướng dẫn dành  cho các hội viên của Huynh đoàn Thánh Thể, cha Eymard nói: “Hãy trở nên những môn đệ và tông đồ của Chúa Thánh Thể”. [gửi cho Marie de Fegely de Vivy, tháng 7/1863].

“… Lòng đầy miệng mới nói ra” (Mt 12,34). Dĩ nhiên, Chúa Giê-su đã nói những lời ấy trong một bối cảnh khác, nhưng chúng ta có thể nói rằng vì tâm hồn chứa chan tình yêu của Thiên Chúa, nên cha Eymard không thể không nói “trong thời gian và ngoài thời gian”. Cha không chỉ khuyên điều này đối với các tu sĩ của cha, nhưng còn cho các hội viên, những người cùng chia sẻ lý tưởng với cha. Rõ ràng mong ước của cha Eymard là sẽ có nhiều công cụ hăng hái bao nhiêu có thể để đảm trách công việc này. Bên cạnh đó, những giáo dân có thể đến với nhiều người hơn là các linh mục và tu sĩ có thể làm; họ cùng gánh vác chung với những người này ngay tại tư gia, nơi khu xóm, phố chợ, công xưởng, khi đi du lịch và thậm chí khi đi nghỉ.

Tuy nhiên, điểm quan trọng đó là chúng ta nhận ra rằng đây là một và chỉ là một phương thuốc mà con người ngày nay cần đến. Sự nhận ra này chỉ có thể phát xuất từ chính cảm nghiệm cá nhân của con người. Khi hiểu ra rằng chính chúng ta đã thu được lợi ích gì từ tình yêu này trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, bấy giờ chúng ta mới biết chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình cho người khác, vì những kinh nghiệm ấy quá gian nan đến nỗi không thể cảm nghiệm được sự an bình, tình bằng hữu và sự hòa hợp đích thực trong gia đình, nơi công xưởng và ở những nơi khác. Tinh thần môn đệ luôn luôn đi trước tinh thần tông đồ.

Chúng ta cũng nhớ rằng, tông đồ là người được sai đi. Giờ đây, Chúa Giê-su không sai những người được Ngài tuyển chọn để trở thành các tông đồ nếu như chính họ không cảm nếm được sự ngọt ngào của tình yêu này. Trong Tin Mừng, chúng ta lưu ý rằng sau khi hỏi các tông đồ của mình xem họ nghĩ Ngài là ai, ông Phê-rô đã trả lời “Thầy là Đức Ki-tô (Con Thiên Chúa), Chúa Giê-su đã nghiêm cấm họ không được nói điều này với bất kỳ ai. Câu trả lời của Chúa Giê-su cho thấy rằng vẫn còn một chiều kích quan trọng mà các ông cần phải lĩnh hội trước khi các ông tiến lên phía trước một cách an toàn, và do đó thập giá và đồi Can-vê là điều hết sức cần thiết. Khi các tông đồ đã thấu hiểu được điều này, các ông mới sẵn sàng và vì thế, trước khi hoàn tất hành trình của mình, Chúa Giê-su đã nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ… dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18-20).

Trong trường hợp của chúng ta cũng vậy, cha Eymard không bảo chúng ta trở thành những tông đồ của tình yêu Thiên Chúa khi tất cả những gì chúng ta cảm nghiệm đều là thứ tình yêu có điều kiện, một thứ tình yêu mà loài người có thể đem lại cho chúng ta. Thậm chí khi có một ai đó nói với chúng ta: “Tôi yêu và chấp nhận bạn, không có vấn đề gì!” chúng ta nhận ra rằng chúng ta có thể bị thất vọng một vài ngày, đơn giản vì người ấy không thể đáp ứng nổi điều này. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần học tập trong trường tình yêu của Thiên Chúa trước khi chia sẻ tình yêu ấy cho người khác. Nhưng khi đã tốt nghiệptại trường học tình yêu này, lời chứng của chúng ta không thể không mạnh mẽ và thuyết phục.