CHÚA NHẬT XVII NĂM C, MÙA THƯỜNG NIÊN

St 18, 20 -32; Lc 11, 1 -13

Chủ đề:

Lời cầu nguyện tín thác và kiên trì đã được nhận lời

  • St 18, 32: Abraham xin Chúa lần thứ sáu: giả như tìm được trong thành chỉ mười người lành thì sao? Chúa đáp: vì mười người đó, Ta sẽ không phá hủy Xôđôma.
  • LC 11, 9: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.

Lời Chúa của Chúa nhật mười bảy Mùa thường niên mời chúng ta suy niệm một vài nét về vấn đề cầu nguyện. Khi nói tới cầu nguyện, tôi nhớ ngay đến những khái niệm trừu tượng được học thuộc lòng từ nhỏ: cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa; có nhiều mức độ cầu nguyện với những giá trị đạo đức khác nhau: chop đỉnh của cầu nguyện là TÁN TỤNG, NGỢI KHEN; rồi đến TẠ ƠN; thấp nhất là XIN ƠN. Thực ra đó chỉ là những nỗ lực của lý trí để diễn tả một mối tương quan thiết yếu mà con người cấn phải có đối với Thiên Chúa. Thực tế cho thấy, con người ý thức rất rõ ràng mình bất lực, giới hạn rất nhiều, do đó việc cần sự giúp đỡ  đến từ bên ngoài là cần thiết và trong đức tin công giáo, Thiên Chúa đã đến để lấp đầy các lỗ trống thiếu xót nơi phận làm người của chúng ta. Nhờ Thiên Chúa đi bước trước  đến với con người  nên chúng ta mới biết cách cầu nguyện (x. Rm 8, 26) và cầu nguyện như là một người con chứ không phải là sợ hãi  đến xin Chúa “ bố thí” như là một nô lệ ( x. Rm 5, 15 -16).

    Lời Chúa hôm nay không trình bày một lý thuyết về cầu nguyện, nhưng đưa ra những trường hợp cầu nguyện thực tế để làm bài học cho chúng ta. Những nét chng từ hai bài đọc:

  • Cầu nguyện là bộc lộ chân thành tất cả tâm tình, suy tư của mình cho Chúa, trong tâm tình phó thác, thờ lạy quyết định chung cuộc của Chúa. Trong bài đọc một,khi nghe Chúa tỏ bày ý định thiêu hủy cả thành Xôđôma, Abraham đã dám thưa lên với Chúa tâm tư, suy nghĩ của ông với nội dung như là cản trở việc làm của Chúa, phê bình hành động của Người: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? … Ngài làm như vậy chắc không được đâu!… Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao? (X. St 18, 23 -25)

      Khi chúng ta dám tín thác, thổ lỗ tất cả tâm tư của mình cho Chúa thì đó là chúng ta đang cầu nguyện thật. Chúa sẽ lắng nghe và cho giải đáp.

     Còn trong Tin Mừng, Đức Giê su đưa ra một dụ ngôn có ý nghĩa tương tự: “Người bạn quấy rầy” (Lc 11, 5 -8). Thiên Chúa được Đức Giê su so sánh với một người đã cùng gia đình đã lên gường sắp ngủ đêm. Dang chập chờn thiu thiu ngủ thì nghe tiếng gõ cửa  của một người bạn  đến VAY BA CÁI BÁNH vì anh ta có người bạn lỡ đường ghé nhà mà trong nhà không còn gì để đón khách. Kết thúc dụ ngôn, Đức Giê su là con Chúa, Người biết rõ Cha là tình yêu nên Người mới dạy chúng ta cứ đến với Cha và trình bày tất cả tâm tư của mình trong phó thác sẽ được Cha nhận lời. Vì đây là một dụ ngôn, chúng ta đừng bận tâm tìm giải thích cho hợp lý mọi chi tiết của dụ ngôn.  Điều quan trọng là đọc ra được sứ điệp mà dụ ngôn muốn gởi tới. Sau bài dụ ngôn Đức Giê su dạy. “THẾ NÊN, ThẦY bào an hem: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho…” (Lc 11, 9 -10). Vậy bước đầu của cầu nguyện là biết mình đang hiện diên trước tôn nhan Chúa; tiếp đó là bộc lộ hết cho Chúa tất cả những thao thức, bận tâm, khắc khoải … của mình trong tín thác.

*Bài học thứ hai về cầu nguyện hôm nay là KIÊN TRÌ, tin tưởng vào Chúa:

Bài đọc một thuật lại rằng Abraham đã “trả giá” với Chúa đến sáu lần: đáp lại lời xin ban đầu của ông, Chúa chấp nhận: “Nếu Ta tìm được trong thành sôđôma năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả thành đó” (St18, 26). Phải nói là Abraham là con người rất thực tế và bén nhạy với cuộc sống: với một kinh thành ăn chơi sa đọa như Sôđôma mà tìm ra năm mươi người lành thì e rằng không đủ số; Ông đã “trả giá” với Chúa đế sáu lần: hạ dần con số từ năm mươi, xuống bốn mươi năm, rồi bốn mươi, ba mươi, hai mươi, cuối cùng là mười. Chúa vẫn nhận lời khấn xin của ông: “vì mười người đó, Ta cũng không phá hủy Sôđôma” (St18, 27c). Tiếc thay, Sôđôma vẫn bị hủy diệt vì tìm không đủ mười người tốt. Nếu Abraham dám xin một lần nữa và hạ con số xuống ba người thì chắc là Sađôma đã được tha thứ (X. St 19, 20 -22).

      Sôđôma không được hưởng ơn tha thứ vì không đủ số người theo lời xin của Abraham, nhưng tình yêu thứ tha của Thiên Chúa vẫn trường tồn: Chỉ cần một người tốt lành Giêsu, Thiên Chúa cho toàn thể tạo vật.

         Còn trong Tin Mừng, kết quả tốt đẹp hơn: cuối cùng người xin đã nhận được tất cả những gì anh ta mong ước. Rồi Đức Giêsu kết luận: người đời vốn là xấu mà còn mở lòng ra cho bạn mình kiên trì nài xin thì HUỐNG HỒ CHÍ LÀ THIÊN CHÚA, Người sẽ ban THÁNH THẦN cho những ai kêu xin Người ( Lc 11, 13).

         *Điều chắc chắn Chúa sẽ ban là gì? Không phải là các nhu cầu vật chất, vì trước sau gì con người cũng chết, ra đi với bàn tay trắng. Điều Chúa ban là ƠN THA THỨ nhờ nhân loại được liên đới với một người LÀNH (bài 1), còn trong Tin Mừng hồng ân Chúa chắc chắn ban khi ta xin là CHÚA THÁNH THẦN. Do đó trong Tin Mừng , Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện bằng KINH LẠY CHA (LC 11, 2 -4). Đó mới là lời cầu nguyện mà tin hữu phải hằng ngày dâng lên Thiên Chúa

Sư Huynh Phêrô Nguyễn Đình Long, FSC